Dấu hiệu nhận biết bệnh dịch tả lợn và cách phòng ngừa, điều trị

Các ổ dịch bệnh lợn châu Phi được ghi nhận xảy ra tại các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, với tổng cộng 157 con lợn bệnh đã bị tiêu hủy.

Xác định 3 ổ dịch tại Việt Nam

Chiều 19/2, tại Hà Nội diễn ra cuộc họp thông tin về bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Việt Nam.

Tại buổi họp báo, Cục trưởng Cục Thú Y (Bộ NN-PTNT) Phạm Văn Đông cho biết, tổng đàn lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) ở Việt Nam hiện là 257 con. Trong đó, ổ dịch ở xã Trung Nghĩa (TP Hưng Yên) có 33 con; ổ dịch ở xã Yên Hòa (Yên Mỹ, Hưng Yên) là 101 con; ở xã Đông Đô (Hưng Hà, Thái Bình) là 123 con. Đa phần lợn mắc bệnh đều là lợn choai và lợn con vẫn còn theo mẹ.

dau-hieu-nhan-biet-benh-dich-ta-lon-va-cach-phong-ngua-dieu-tri

Dịch tả lợn châu phi đang bùng phát và lây lan nhanh ở các quốc gia trên thế giới (Ảnh: Vietnamnet)

Theo ông Đông, thông tin về DTLCP đã được phát hiện từ ngày 1/2 vừa qua. Ngay sau đó, Cục Thú y đã báo cáo Bộ NN-PTNT và Bộ đã báo cáo Thủ tướng xin ý kiến chỉ đạo. Đồng thời tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm trong nước và ngoài nước để xác định chính xác trước khi công bố dịch bệnh này.

Hiện số lợn mắc bệnh này đã được tiêu hủy. Các ổ dịch bị phát hiện cũng đã qua 18 ngày và chưa phát hiện ở dịch mới nào nữa.

Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn

Bệnh dịch tả lợn cổ điển gây nên bởi vi rút có sức đề kháng cao thuộc họ Flaviviridiae, tồn tại trong chuồng heo ở nhiệt độ khoảng 37 độ C. Nguyên nhân phát bệnh là chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ, không tiến hành tiêu độc, khử trùng định kỳ để diệt vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Khi vi rút này xuất hiện trong chuồng trại sẽ bị diệt ở nhiệt độ 60 độ C trong 1 tiếng. Heo nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng bệnh dịch tả heo rất rõ rệt và khá dễ để phân biệt với các loại bệnh khác.

Dịch tả được xếp vào loại bệnh nguy hiểm bởi nguyên nhân gây bệnh từ vi rút, cơ chế lây bệnh nhanh chóng và qua nhiều đường truyền khác nhau. Dịch tả có thể lây lan qua đường tiêu hóa ăn uống, qua đường hô hấp, thông qua các vùng da bị trầy xước, tinh dịch,… Vi rút gây dịch tả có thể đi ra ngoài cơ thể con nhiễm bệnh qua phân, nước tiểu, nước bọt, vì vậy khả năng lây lan cho các con trong đàn rất cao. Dịch tả có thể truyền nhiễm từ heo mẹ sang heo con.

Không lây bệnh cho người

“Giống như bệnh dịch tả truyền thống, dịch tả lợn châu Phi là loại bệnh đặc chủng trên đàn lợn, không lây bệnh cho động vật khác và không ảnh hưởng sức khỏe, lây bệnh sang con người. Người chăn nuôi cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp khử trừng chuồng nuôi bằng vôi bột, thuốc sát trùng”, ông Đông nói và nhấn mạnh: “Người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang, tẩy chay tiêu dùng sản phẩm thịt lợn khi đây là loại bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người”.

Theo GiaDinhVietNam