Đã qua đỉnh dịch ở Đà Nẵng?

Cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ Y tế - trưởng đơn vị thường trực chống dịch tại Đà Nẵng Nguyễn Trường Sơn cho rằng đỉnh dịch tại Đà Nẵng có thể là cuối tuần này. Tuy nhiên số ca mắc trong 2 ngày gần đây có giảm so với những ngày trước đó.

da-qua-dinh-dich-o-da-nang

Ngay từ đợt dịch đầu tiên, TP Đà Nẵng đã triển khai máy quét thân nhiệt từ xa tại Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Số ca mắc chỉ là một phần của các yếu tố khi đánh giá khả năng kiểm soát dịch, cơ sở quan trọng còn lại là hệ thống giám sát dịch và năng lực phòng chống. 

Tại Đà Nẵng, các chuyên gia đều cho rằng đến thời điểm hiện nay là "không quá đáng lo".

Thời điểm dịch cao nhất ở Đà Nẵng đã qua?

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 11-8, một chuyên gia của Bộ Y tế cho biết về lý thuyết, nếu kiểm soát tốt, dịch sẽ được khống chế sau 14 ngày kể từ thời điểm Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội (từ ngày 28-7).

Trong thời gian này, các ca mắc sẽ "nổi" lên qua xét nghiệm phát hiện và thời điểm nổi nhiều nhất sẽ là 7 ngày kể từ khi giãn cách, tính cả thời gian xê dịch do các yếu tố khách quan. Chuyên gia này cho rằng thời điểm số mắc cao nhất ở Đà Nẵng sẽ khoảng ngày 8-8 trở về trước, tức là đến nay thời điểm dịch cao nhất đã qua.

Để có kết quả này, chuyên gia của Bộ Y tế phân tích là do những hoạt động giám sát và phát hiện dịch rất tích cực ngay từ đầu, cùng khả năng xét nghiệm được nâng cao tại khu vực Đà Nẵng (7.000 - 10.000 mẫu/ngày), xét nghiệm toàn bộ người có nguy cơ để phát hiện sớm ca mắc, giảm lây lan.

Các tỉnh thành lân cận, do dân số ít hơn, địa bàn rộng hơn, Quảng Nam cũng đã thực hiện giãn cách xã hội tương tự Đà Nẵng (ngoại trừ một số ít địa bàn), nên tình hình khả quan hơn.

Với các lý do này, chuyên gia của Bộ Y tế cho rằng thời điểm dịch cao nhất ở Đà Nẵng đã qua. Trong những ngày tới, Đà Nẵng tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, số ca mắc sẽ vẫn gia tăng nhưng tốc độ đã và sẽ tiếp tục giảm xuống.

Địa bàn nào cần chú ý?

Ngày 9-8, trực ban trưởng sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã nhận được thông tin về hành khách Đ.T.A., sinh năm 1991 ở Hà Nội, đi Nhật Bản từ sân bay Nội Bài, đã được phát hiện dương tính với COVID-19 và được đưa đi cách ly tại bệnh viện ở Nhật Bản. Hiện chưa xác định được tiền sử đi lại của bệnh nhân, nhưng có dấu hiệu đây là ca bệnh cộng đồng và chưa tìm được nguồn lây.

Tại Hà Nội, cho đến nay đã ghi nhận 7 ca bệnh (chưa tính bệnh nhân Đ.T.A. kể trên) và hiện đang tiến hành xét nghiệm lại bằng Realtime PCR với người đi về từ Đà Nẵng từ ngày 15-7. Tuy nhiên do số lượng đối tượng rất lớn, lên tới trên 74.000 người, Hà Nội ưu tiên xét nghiệm trước người mới ở Đà Nẵng về, người có dấu hiệu lâm sàng...

Tuy nhiên thời điểm phát hiện tốt nhất, theo cách tính của các nhà dịch tễ, là 10 ngày sau khi Đà Nẵng ghi nhận dịch, tức là lẽ ra nếu Hà Nội hiện đã hoàn tất xét nghiệm bằng Realtime PCR cho nhóm nguy cơ cao thì các đánh giá về chiều hướng của dịch sẽ chính xác hơn. 

Còn hiện nay, có những dấu hiệu cho thấy xét nghiệm như vậy là chậm hơn yêu cầu về "thời điểm vàng". Vì vậy, các chuyên gia có lưu ý hơn ở Hà Nội và khuyến cáo người dân chú ý đeo khẩu trang, rửa tay sạch, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc để phòng dịch.

Lan Anh

Theo Tuổi trẻ

----

Xem thêm:

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việt Nam đối mặt sức ép lớn trong đợt dịch thứ ba

Điểm lại và phân tích 3 đợt dịch COVID-19 mà Việt Nam đã và đang trải qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay bước vào đợt dịch thứ 3, chúng ta phải đối mặt với sức ép rất lớn.

Ngày 11/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cùng Thường trực Ban Chỉ đạo đã tới thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về công tác quản lý bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Lãnh đạo các bộ đều khẳng định, ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 xâm nhập vào nước ta, 8 tháng qua các chiến sĩ biên phòng luôn là những người trên tuyến đầu.  

Điểm lại quá trình phòng chống dịch bệnh COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đến nay chúng ta đã trải qua 3 đợt dịch. Đợt đầu tiên khởi phát từ sát Tết Nguyên đán (là ca bệnh nhập cảnh từ Trung Quốc) với tổng số 16 ca. Đợt 2, bắt đầu từ ngày 7/3, với ca bệnh xâm nhập từ châu Âu trở về lan ra hơn 124 ca trong cộng đồng. Tất cả các ca đều được chữa khỏi, không có người tử vong.

pho-thu-tuong-vu-duc-dam-viet-nam-doi-mat-suc-ep-lon-trong-dot-dich-thu-ba

Ảnh: VGP

Sau gần 100 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, đợt dịch thứ 3 bùng phát từ Đà Nẵng (từ ngày 25/7) và chỉ qua hơn 2 tuần, chúng ta đã ghi nhận hơn 400 trường hợp bị lây nhiễm, 16 người tử vong... 

Chúng ta đang phải dồn sức cho Đà Nẵng để dập dịch nhanh nhất có thể, giảm thiểu các ca tử vong, không để dịch bệnh lan rộng.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam, chúng ta đã xác định phương châm kiểm soát thật chặt để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập qua đường biên giới và lực lượng trên tuyến đầu chính là Bộ đội Biên phòng.

Đến đợt dịch thứ hai, bên cạnh việc tiếp tục quản lý chặt chẽ đường biên, chúng ta tập trung kiểm soát người nhập cảnh qua đường hàng không. 

Tuy nhiên, bước vào đợt dịch thứ 3, chúng ta phải đối mặt với sức ép rất lớn, không thể "bế quan tỏa cảng", mà phải thực hiện mục tiêu kép trong trạng thái bình thường mới là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Việt Nam vẫn phải đón các chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật cao là người nước ngoài vào làm việc.

Chính vì vậy, ngay sau khi ghi nhận ca nhiễm mới ở Đà Nẵng, Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không thể cứ xuất hiện 1 ca bệnh mới là đình chỉ mọi hoạt động, "đóng băng" cả một huyện, một tỉnh. Chủ trương của chúng ta là phát hiện ở đâu, khoanh vùng ở đó, khoanh vùng nhỏ nhất có thể. Bởi nếu tê liệt thì không phát triển được kinh tế, càng lâu dài càng nguy hiểm.

Phó Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh, phương châm phòng chống dịch của Việt Nam đến nay không thay đổi: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.  

Tới đây, dịch bệnh còn kéo dài, chúng ta phải xác định tinh thần "chung sống an toàn với dịch", Phó Thủ tướng đề nghị lực lượng Biên phòng phải tiếp tục động viên cán bộ, chiến sĩ tiếp tục bám chốt.  

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh có đường biên giới phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng tổ chức các tổ công tác gồm nhiều lực lượng hình thành nhiều lớp, quản lý chặt người xuất, nhập cảnh.

Bộ Công an chỉ đạo công an các tỉnh kiểm soát chặt chẽ những người xuất nhập cảnh cũng như những người cư trú trên địa bàn dân cư, đảm bảo tất cả các đối tượng nhập cảnh vào theo diện chuyên gia, lao động kỹ thuật cao đều được thực hiện các biện pháp kiểm dịch, cách ly theo đúng quy định.

Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những trường hợp lợi dụng chính sách để đưa người nhập cảnh trái phép, nhất là tại các khu công nghiệp; điều tra, khởi tố, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Theo GiaDinh

----

Xem thêm:

+Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: 10 ngày tới có thể sẽ là đỉnh dịch, người dân hết sức đề phòng

+Ai thay ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo chống dịch Covid-19 tại Hà Nội?

+Nam thanh niên rơi lầu t.ử v.ong khi đang cách ly Covid-19

+Lịch trình dày đặc người đàn ông quê Hải Dương có kết quả xét nghiệm 2 lần dương tính với virus SARS-CoV-2
----