Cơn đau sẽ tự biến mất trong 1 phút nếu bạn bấm vào đây

Đây là những khu vực có kết nối với một số bộ phận bên trong cơ thể. Các động tác dưới đây cực kì đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để hỗ trợ lưu thông năng lượng, giảm đau và tăng cường sức khỏe.

1. Đau đầu và đau nửa đầu

con-dau-se-tu-bien-mat-trong-1-phut-neu-ban-bam-vao-day

Bạn có thể xoa dịu cơn đau đầu bằng cách ấn vào lòng bàn tay. Tập trung ấn vào vùng đệm nằm giữa ngón cái và ngón trỏ.

2. Đau nhức xoang

con-dau-se-tu-bien-mat-trong-1-phut-neu-ban-bam-vao-day

Dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay này bóp mạnh các ngón của bàn tay kia từ 1-3 phút, sau đó massage nhẹ nhàng. Thực hiện tương tự cho 10 ngón tay.

3. Đau nhức cổ

Massage các ngón tay từ đốt thứ hai trở xuống lòng bàn tay. Thực hiện tương tự cho từng ngón.

con-dau-se-tu-bien-mat-trong-1-phut-neu-ban-bam-vao-day

4. Khó chịu ở bụng

con-dau-se-tu-bien-mat-trong-1-phut-neu-ban-bam-vao-day

Massage và làm ấm ngón tay cái, động tác này sẽ tác động lên vùng bụng và phần lách. Ngoài ra, bạn có thể ấn trực tiếp lên điểm giữa của lòng bàn tay để xoa dịu cơn khó chịu ở bụng.

5. Cảm lạnh hoặc viêm họng

con-dau-se-tu-bien-mat-trong-1-phut-neu-ban-bam-vao-day

Massage và làm nóng toàn bộ ngón cái. Bạn có thể ấn lên phần đệm giữa các ngón tay trong lòng bàn tay. Ngoài ra, bạn có thể tác động lên hai bên móng tay của ngón cái với một lực vừa phải.

6. Mệt mỏi

Để khắc phục tình trạng mệt mỏi, bạn nên massage nhẹ nhàng toàn bộ bàn tay. Sau đó, bạn ấn lên ngón giữa tại điểm nằm gần nhất với ngón trỏ và dưới phần móng tay.

con-dau-se-tu-bien-mat-trong-1-phut-neu-ban-bam-vao-day

7. Đau bụng kinh hoặc các chứng đau bụng khác

con-dau-se-tu-bien-mat-trong-1-phut-neu-ban-bam-vao-day

Massage nhẹ nhàng toàn bộ bàn tay và ấn vào ngón trỏ tại điểm nằm ở một bên ngón, dưới đường móng tay, gần với ngón cái. Bạn cũng có thể bấm huyệt trên ngón út, tại vị trí nằm dưới đường móng tay của ngón này.

Ngoài ra, bạn có thể xoa dịu cơn đau bụng bằng cách massage nhẹ nhàng hai bàn tay với nhau trong 1 phút để tăng cường năng lượng và độ nhạy cho bàn tay. Dùng các ngón tay xoa nắm bàn tay còn lại để làm nóng da. Sau đó, kết hợp ngón cái và các ngón tay còn lại ấn mạnh vào một điểm tùy ý trên bàn tay đối diện, giữ nguyên trong 1-5 phút và lặp lại 1-5 lần. Bạn có thể thực hiện động tác này mỗi ngày để ngăn các cơn đau quay lại.

Để bấm huyệt hiệu quả, bạn cần đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ nước. Lượng nước trong cơ thể sẽ giúp các mô được khỏe mạnh, tuần hoàn tốt và loại bỏ các độc tố trong máu.

Chú ý: Tránh bấm huyệt sâu vào vùng da đệm khi mang thai, tốt nhất bạn nên nhờ chuyên gia tư vấn để có được phương pháp bấm huyệt phù hợp.

Theo thegioitre