Có dấu hiệu sốt tuyệt đối không làm điều này để nhanh dứt bệnh

Nhiệt độ cơ thể một người bình thường khoảng 37°C, trong một ngày, nhiệt độ dao động khoảng 0,5°C xung quanh nhiệt độ bình thường.

Theo các chuyên gia y tế, sốt là kết quả phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể với tác nhân gây bệnh, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hay các chất độc xâm nhập từ bên ngoài trong cơ thể. Về mặt y tế, sốt cần được theo dõi khi trên 38°C. Nếu dưới 38°C, sốt không cần điều trị trừ phi có các triệu chứng đáng lo ngại khác.

Hầu hết sốt là phản ứng có lợi giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Việc kiểm soát cơn sốt bằng chườm mát, thuốc hạ sốt paracetamol và bù nước điện giải nhằm mục đích làm giảm cảm giác khó chịu cơ thể.

co-dau-hieu-sot-tuyet-doi-khong-lam-dieu-nay-de-nhanh-dut-benh

Ảnh minh họa

 Dấu hiệu sốt cần được thăm khám sớm

- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, nếu sốt trên 38°C cần đến viện để các bác sĩ thăm khám. 

- Ở người lớn, sốt trên 39,5 độ, sốt liền trong 3 ngày không giảm. 

- Sốt trên 40 độ có thể rất nguy hiểm vì với nhiệt độ này các hoạt động của cơ thể sẽ bị rối loạn nghiêm trọng, cần phải được xử trí hạ sốt kịp thời. 

- Ngoài ra, sốt kèm theo các biểu hiện khác như co giật, không tỉnh táo, đau đầu dữ dội, gáy cứng, nổi ban đỏ, chảy máu chân răng, nôn liên tục, tiểu buốt... đều cần được đi khám sớm.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị sốt không nên làm những việc sau đây

Không dùng thuốc bừa bãi

Rất nhiều người tự ý dùng kháng sinh để điều trị sốt. Tuyệt đối không thực hiện điều này, vì kháng sinh chỉ có tác dụng khi sốt là do nhiễm trùng.

Đồng thời, mỗi kháng sinh cũng chỉ tiêu diệt được một số loại vi khuẩn nhất định. Do đó, bạn cần phải được thăm khám, chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định dùng thuốc.

Không cần kiêng tắm

Nhiều người thường bỏ qua việc tắm rửa mỗi khi bị sốt, bởi họ cho rằng điều này có thể khiến bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tắm rửa sạch sẽ với nước ấm để lỗ chân lông được thông thoáng, giúp cho việc hạ nhiệt nhanh hơn cũng như cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Không nên ăn trứng, mật ong, thức ăn cay,...

Trứng có nhiều protein sau khi ăn sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn từ đó nhiệt lượng cơ thể tăng lên nhanh và khó thoát khỏi cơ thể dẫn đến tình trạng sốt kéo dài và sốt cao lâu hết.

Tương tự như trứng, mật ong có thể làm tình trạng sốt trở nên tồi tệ hơn vì tạo ra một lượng nhiệt lớn khi được cung cấp vào cơ thể. Người bị sốt cũng nên hạn chế các thực phẩm có vị cay vì tính tăng nhiệt và ảnh hưởng không tốt của chúng đến hệ tiêu hóa của người bệnh.

4 việc nên làm khi bị sốt

co-dau-hieu-sot-tuyet-doi-khong-lam-dieu-nay-de-nhanh-dut-benh

Ảnh minh họa

 Uống nhiều nước

Thông thường, khi cơ thể mất nước các vi rút vi khuẩn sẽ phát triển mạnh hơn. Do vậy, khi bị sốt bạn nên uống nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất. Việc bổ sung nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, loại bỏ các độc tố trong cơ thể nhanh và dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù đắp điện giải cho cơ thể.

Ăn thức ăn dạng lỏng

Các món ăn như súp, bún, phở, cháo loãng…được chế biến cùng với thịt gà, thịt lợn, thịt bò sẽ giúp bạn bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu các cơn khó chịu. Đặc biệt, món cháo hoặc súp nấu từ thịt gà, nhất là gà ác- ngoài công dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.

Nước hoa quả, sinh tố

Các loại trái cây như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là ưu tiên hàng đầu khi bạn bị sốt. Bởi nó vừa cung cấp thêm vitamin vừa giúp hạ sốt và bù đắp các chất điện giải đã bị mất cho cơ thể. Bạn có thể xay hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn nếu không muốn ăn.

Ăn nhiều rau xanh

Những thực phẩm như cà chua, mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền… chế biến dưới dạng luộc, nấu canh có thể giúp bạn hạ nhiệt cơ thể khi đang bị sốt. Lưu ý, trong thời gian bị bệnh, đừng nên kiêng quá nhiều trong khẩu phần ăn hằng ngày bởi nó sẽ khiến bạn thiếu hụt dinh dưỡng.

Theo GiaDinh