Chuyện kỳ lạ về người đàn ông bị táo bón bẩm sinh, chết khi cố đi đại tiện và ruột già được trưng bày trong bảo tàng Mỹ gây "sởn da gà"

Sau khi người đàn ông qua đời, các bác sĩ phẫu thuật đã cắt lấy phần ruột già chứa 18kg phân. Ở đoạn phình to nhất, ruột già của người đàn ông này có đường kính khổng lồ lên tới 76cm.

Lần kỷ lục nhịn đi đại tiện lâu nhất của bạn kéo dài được bao lâu? 1 ngày, 2 ngày hay một tuần? Nhưng có lẽ là không ai đủ can đảm để đến 1 tháng mới đi. Hãy xem câu chuyện của một người đàn ông bị táo bón bẩm sinh này sẽ thấy, trên đời đúng là không chuyện gì là không thể xảy ra.

Người đàn ông (giấu tên), sống ở thế kỷ 19, mắc phải một tình trạng được gọi là megacolon aganglionic bẩm sinh, hay còn gọi là bệnh Hirschsprung hoặc bạn có thể gọi với cái tên đơn giản dễ nhớ hơn là phì đại tràng bẩm sinh.

chuyen-ky-la-ve-nguoi-dan-ong-bi-tao-bon-bam-sinh-chet-khi-co-di-dai-tien-va-ruot-gia-duoc-trung-bay-trong-bao-tang-my-gay-son-da-ga

Cận cảnh bụng của người đàn ông bị mắc bệnh phì đại tràng bẩm sinh.

Nguyên nhân gây bệnh là do không có các tế bào hạch thần kinh ở đám rối của lớp cơ ruột tại một đoạn ruột, thường là ở trực tràng và đại tràng, có thể kéo dài tới đại tràng trái, toàn bộ đại tràng và cả ruột non. Điều này khiến chất thải khó di chuyển qua và gây tắc nghẽn.

Trong trường hợp của người đàn ông này, theo các bác sĩ tại Đại học Philadelphia, khi mới chào đời, nhìn chung anh là một đứa trẻ khỏe mạnh, ngoại trừ có chiếc bụng to và bị chứng táo bón, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi anh được 1 tuổi rưỡi.

Đến tuổi niên thiếu, chứng táo bón ngày càng trở nên nghiêm trọng và bụng của người đàn ông bắt đầu phình to. Đến năm 16 tuổi, cứ 1 tháng anh mới đi đại tiện 1 lần. 

Và mặc dù các bác sĩ biết rằng căn bệnh của anh là do đại tràng có vấn đề, nhưng việc phẫu thuật sẽ rất rủi ro. Bởi vào những năm 1890, khoa học chưa phát triển như ngày nay, các thiết bị y tế không đủ tân tiến để giúp người đàn ông này được sống cuộc sống bình thường.

chuyen-ky-la-ve-nguoi-dan-ong-bi-tao-bon-bam-sinh-chet-khi-co-di-dai-tien-va-ruot-gia-duoc-trung-bay-trong-bao-tang-my-gay-son-da-ga
 
chuyen-ky-la-ve-nguoi-dan-ong-bi-tao-bon-bam-sinh-chet-khi-co-di-dai-tien-va-ruot-gia-duoc-trung-bay-trong-bao-tang-my-gay-son-da-ga
Thay vì nhận được sự giúp đỡ, người đàn ông khi ấy đã trở thành "vật trưng bày" để mua vui cho thiên hạ vì chứng bệnh kỳ quái của mình.

Một điều đáng buồn nữa là thay vì nhận được sự giúp đỡ, người đàn ông khi ấy đã trở thành "vật trưng bày" để mua vui cho thiên hạ vì chứng bệnh kỳ quái của mình. Thậm chí, người ta còn tổ chức hẳn một buổi triển lãm, ở đó anh được gọi là "Túi gió" hoặc "Người đàn ông bóng bay" và mọi người sẽ phải trả tiền mới được vào tận mắt nhìn thấy.

Cuối cùng, người đàn ông đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 29 vì căn bệnh quái ác này. Anh được phát hiện đã chết trong nhà vệ sinh khi đang cố gắng đi đại tiện.

Sau khi người đàn ông qua đời, các bác sĩ phẫu thuật đã cắt lấy phần ruột già chứa 18kg phân. Ở đoạn phình to nhất, ruột già của người đàn ông này có đường kính khổng lồ lên tới 76cm.

Ngày nay, đoạn ruột già khổng lồ của người đàn ông được trưng bày trong viện bảo tàng Mutter (Mỹ). Đây cũng là nơi lưu giữ các lát cắt não của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein.

chuyen-ky-la-ve-nguoi-dan-ong-bi-tao-bon-bam-sinh-chet-khi-co-di-dai-tien-va-ruot-gia-duoc-trung-bay-trong-bao-tang-my-gay-son-da-ga

Cận cảnh phần ruột già của người đàn ông được trưng bày trong bảo tàng ở Mỹ.

Hàng năm, có hàng triệu người đam mê y học từ khắp nơi trên thế giới đến để khám phá những câu chuyện về con người đặc biệt, căn bệnh đặc biệt. Để chiêm ngưỡng đoạn ruột già khổng lồ như bong bóng của người đàn ông này, khách tham quan phải trả phí.

Hiện nay, nhờ những tiến bộ trong y học, căn bệnh Hirschsprung không còn gây nguy hiểm đến tính mạng nữa. Bệnh thường được phát hiện và điều trị thành công bằng phương pháp phẫu thuật từ khi người bệnh còn ít tuổi.

Theo Trí thức trẻ