Chọn vợ, chọn chồng hãy khắc cốt ghi tâm câu nói: Cuộc đời này cái gì cũng có giá của nó

Chọn vợ, chọn chồng hãy khắc cốt ghi tâm câu nói: Cuộc đời này cái gì cũng có giá của nó, có gia đình hay chưa bạn cũng nhất định nên đọc bài viết này.

Nhân duyên vợ chồng theo đạo Phật chính là do duyên số, có nghiệp có nợ mới đến với nhau. Phần lớn vợ chồng đến với nhau đều là do duyên số địn đoạt, nhưng cũng một phần do sự lựa chọn của mỗi người.

Cuộc sống hôn nhân mỗi nhà mối cảnh, có những cặp vợ chồng sống với nhau rất hòa thuận, lại có những cặp vợ chồng đối xử với nhau lạnh nhạt, thậm chí người này còn oán hận với người kia. Có những người vợ không ngừng than vãn, oán trách số phận rằng tại sao lại để mình lấy một người chồng vô dụng, hèn kém như vậy….

Đàn ông và phụ nữ đều có hiểu lầm về hôn nhân. Phụ nữ thì cho rằng kết hôn là lấy một người đàn ông chứ không biết rằng, bản thân còn cần phải gả cho thói quen và tính cách của người đàn ông, còn cả gia tộc đằng sau người đàn ông này…

Còn đàn ông vẫn thường luôn hiểu sai rằng, hôn nhânlà cưới một người phụ nữ, chứ không biết được còn cần phải cưới cả sự gửi gắm và ước muốn của bản thân người phụ nữ, cho đến hoàn cảnh đằng sau của người phụ nữ này.

Chọn vợ, chọn chồng hãy khắc cốt ghi tâm câu nói: Cuộc đời này cái gì cũng có giá của nó 

Quan niệm về một người vợ hoàn hảo

Quan niệm về một người vợ hoàn hảo có lẽ không giống nhau ở các thời đại, ở các nền văn hóa, truyền thống đạo đức. Tuy nhiên những đức tính mà một người vợ cần có của người mẹ, người bạn, người em gái, người phục vụ như lời Phật dạy trong bài kinh này là điều rất cần thiết cho đời sống gia đình ở bất cứ thời đại nào, xã hội nào.

Đạo làm vợ là khôn cùng, nhưng chỉ cần làm tốt những điều Phật dạy ở trên và loại bỏ tâm ác là có thể trở thành người vợ hiền, dâu thảo.

Hạnh phúc gia đình không thể chỉ tồn tại vĩnh cửu nếu chỉ vì dục lạc, đam mê mà còn phải có sự tôn trọng, sống có tình có nghĩa với nhau, làm tròn bổn phận dâu hiền, rể thảo, hiếu dưỡng ông bà, cha mẹ hai bên. Một khi hai vợ chồng hiểu được trách nhiệm của mình thì gia đình sẽ luôn thuận hòa, hạnh phúc.

Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

Chọn vợ, chọn chồng hãy khắc cốt ghi tâm câu nói: Cuộc đời này cái gì cũng có giá của nó 

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỉ xả không”? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?...” Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ “từ bi hỉ xả”?!

Theo phunutoday