Chính thức: WHO chọn Malaysia thử nghiệm thuốc mới để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh Covid-19

Malaysia đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn để thử nghiệm hiệu quả của loại thuốc mới Remdesevir. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc cho biết có 86 nhân viên của tổ chức này trên khắp thế giới bị nhiễm Covid-19

Theo Hội đồng An ninh Quốc gia Malayia (NSC), WHO đã chọn quốc gia này để thử nghiệm hiệu quả của thuốc Remdesevir dùng để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh Covid-19.

NSC cho biết Malaysia được chọn vì Bộ Y tế có khả năng thực hiện nghiên cứu này.

Tổng Giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia Datuk Dr Noor Hisham Abdullah cho biết Bộ Y tế sẽ điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 bằng loại thuốc mới có tên gọi là Remdesevir và sẽ theo dõi tác dụng phụ cũng như hiệu quả nó.

Trên trang Facebook, ông Dr Noor Hisham giải thích rằng hôm 27-3 WHO đã thông báo một cuộc thử nghiệm toàn cầu quy mô lớn được gọi là Đoàn kết (Solidarity) nhằm tìm ra các loại thuốc có thể điều trị cho những người nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra dịch bệnh Covid-19.

covid-19-who-chon-malaysia-thu-nghiem-thuoc-moi

Nhân viên y tế chuẩn bị xét nghiệm cho bệnh nhận tại thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia hôm 23-3. Ảnh: Reuters

"Nghiên cứu này có thể bao gồm hàng ngàn bệnh nhân ở hàng chục quốc gia, được thiết kế đơn giản một cách khả thi, thậm chí các bệnh viện chịu sức ép từ các bệnh nhân mắc bệnh Covid-19 cũng có thể tham gia" – Ông Dr Noor Hisham viết.

"WHO đang tập trung vào 4 phương pháp hứa hẹn nhất, đó là hợp chất chống virus dựa trên thí nghiệm được gọi là remdesivir, thuốc chloroquine và hydroxychloroquine trị sốt rét, sự phối hợp giữa 2 loại thuốc HIV là lopinavir và ritonavir, và dùng tổ hợp này cộng với interferon-beta, đây là một sự truyền tin cho hệ miễn dịch giúp làm tê liệt virus SARS-CoV-2" - Ông Dr Noor Hisham cho biết thêm.

Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc thông báo có 86 nhân viên của tổ chức này trên khắp thế giới đã mắc Covid-19.

Đại diện phát ngôn của Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric cho biết hầu hết các nhân viên bị mắc Covid-19 đều ở châu Âu nhưng cũng có các nhân viên ở châu Phi, châu Á, Trung Đông và Mỹ.

covid-19-who-chon-malaysia-thu-nghiem-thuoc-moi

Nhân viên Y tế tại Bệnh viện Dongsan, TP Daegu – Hàn Quốc. Ảnh: Lee Yong-hwan/Newsis/AP

Nhằm cố gằng giảm sự truyền nhiễm, ông cho biết phần đông nhân viên của Liên Hiệp Quốc hiện đang làm việc tại nhà.

Tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại New York – Mỹ, ngày bình thường sẽ chứng kiến 11.000 lượt nhân viên ra vào, nhưng số lượng này vào sáng ngày 27-3 (giờ địa phương) ở mức 140, ông Dujarric cho biết.

Ở TP Geneva – Thụy Sĩ, ông cho biết số lượng nhân viên tại văn phòng Liên Hiệp Quốc đã giảm từ khoảng 4.000 người vào ngày bình thường xuống còn 70 người vào hôm 26-3. Tại thủ đô Vienna – Áo, hơn 97% nhân viên hiện đang làm việc từ xa. Ngoài ra, tại thủ đô Addis Ababa – Ethiopia, có 99% nhân viên làm việc tại nhà.

Theo NLĐ

------

Nga tuyên bố nghiên cứu thành công thuốc điều trị COVID-19

Cơ quan Y sinh Liên bang Nga (FMBA) vừa giới thiệu một loại thuốc điều trị coronavirus gây dịch COVID-19 trong bối cảnh số bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở Nga đã tăng thêm 228 người trong 24 giờ qua cùng với một trường hợp tử vong.

Giám đốc Cơ quan Y sinh Liên bang Nga, nguyên Bộ trưởng Y Tế Nga, bà Veronika Skvortsova - Ảnh: Điện Kremlin

Giám đốc Cơ quan Y sinh Liên bang Nga, nguyên Bộ trưởng Y Tế Nga, bà Veronika Skvortsova - Ảnh: Điện Kremlin​

Trung tâm nghiên cứu và sản xuất Pharmzashchita thuộc cơ quan này đã tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc và Pháp để đưa ra phác đồ điều trị COVID-19 dựa trên thuốc chống sốt rét Mefloquine.

Giám đốc FMBA, nguyên Bộ trưởng Y Tế Nga, bà Veronika Skvortsova cho biết cơ quan này đang làm việc "để tạo ra kế hoạch hiệu quả và an toàn trên cơ sở Mefloquine nhằm ngăn chặn lây nhiễm coronavirus, không chỉ cho phép qua được đỉnh điểm dịch, mà còn kiểm soát hiệu quả trong tương lai".

"Thuốc có tính chọn lọc cao ngăn chặn tác dụng tế bào chất của coronavirus trong nuôi cấy tế bào và ức chế sự nhân lên của nó. Ức chế miễn dịch của Mefloquine ngăn chặn sự kích hoạt phản ứng viêm do virus gây ra, một tác nhân chống virus trong huyết tương và phổi”, bà Veronika Skvortsova cho biết thêm.

Người đứng đầu Cơ quan Y sinh Liên bang Nga cũng nhấn mạnh rằng phác đồ điệu trị dựa theo thuốc Mefloquine sẽ chữa trị hiệu quả cho bệnh nhân mắc COVID-19 với mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Tính đến ngày 28.3, Nga đã ghi nhận tổng cộng 1.264 ca nhiễm COVID-19 tại 62 khu vực trên cả nước với 4 trường hợp tử vong. Ở tất cả các khu vực của Nga đã ban hành chế độ cảnh báo cao. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng nước này có thể đánh bại coronavirus sau chưa đầy 3 tháng.

"Chúng ta sẽ đánh bại coronavirus sau hai hoặc ba tháng nữa. Đây là một dự báo tốt, vì ở nhiều nước người ta nói rằng cuộc chiến sẽ diễn ra trong một thời gian rất dài ... Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua và tôi hy vọng thậm chí còn sớm hơn”, ông Putin nói trong cuộc họp với các doanh nhân Nga vào ngày 26.3.

Theo Motthegioi

* Xem thêm:

+ Xuất hiện "thánh nhiễm", một mình khiến 40000 người bị cách ly!!!

+ Mỹ vượt 100.000 ca nhiễm COVID-19 cao nhất toàn thế giới

+ Lợi dụng Covid-19, Trung Quốc xây 2 ‘trạm nghiên cứu’ trái phép ở Trường Sa giữa đại dịch!!!

+ Hà Nội chính thức áp dụng nhiều biện pháp mạnh trong đợt dịch COVID-19 cao điểm