Chính sách về lao động, tiền lương cực quan trọng có hiệu lực trong năm 2020 ai cũng cần biết

Trong năm 2020, rất nhiều chính sách quan trọng về lao động, tiền lương và hưu trí bắt đầu có hiệu lưc.

Lương tối thiểu vùng tăng từ 150.000 - 240.000 đồng/người/tháng

chinh-sach-ve-lao-dong-tien-luong-cuc-quan-trong-co-hieu-luc-trong-nam-2020-ai-cung-can-biet

Từ 1/1/2020, lương tối thiểu vùng tăng từ 150000 đến 240.000 đồng. Hình minh họa

Từ 1/1/2020, lương tối thiểu vùng tăng từ 150.000 đến 240.000 đồng một tháng so với quy định hiện hành, theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Lương vùng I là 4.420.000 đồng một tháng (tăng 240.000 đồng), vùng II là 3.920.000 đồng (tăng 210.000 đồng); vùng III ở mức 3.430.000 đồng (tăng 180.000 đồng); vùng IV là 3.070.000 đồng (tăng 150.000 đồng).

Từ ngày 1/1/2020 còn có sự thay đổi về vùng trong việc áp dụng lương tối thiểu vùng. Theo đó, huyện Đồng Phú của tỉnh Bình Phước; thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành của tỉnh Bến Tre được điều chỉnh từ vùng III lên vùng II.

Các huyện Đông Sơn, huyện Quảng Xương của tỉnh Thanh Hóa; huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò của tỉnh Nghệ An; huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Mỏ Cày Nam của tỉnh Bến Tre được điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III.

Người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng nêu trên.

Tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2020

Theo khoản 7 điều 3 Nghị quyết 86/2019/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,6 triệu đồng/tháng.

Với việc tăng lương này, tiền lương và phụ cấp tính theo lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở cấp huyện, ở cấp xã, ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang cũng được điều chỉnh tăng 7,38% so với hiện hành.

Như vậy, thời gian tới Chính phủ sẽ ban hành Nghị định mới quy định cụ thể về vấn đề này để thay thế Nghị định 38/2019/NĐ-CP.

Điều chỉnh căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần

chinh-sach-ve-lao-dong-tien-luong-cuc-quan-trong-co-hieu-luc-trong-nam-2020-ai-cung-can-biet

Hình minh họa

Điều 62 Luật BHXH2014 quy định, người lao động (NLĐ) thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính như sau:

Tham gia BHXH từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.Trước đó, NLĐ thuộc đối tượng trên khi tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu…

Mức hưởng lương hưu hàng tháng

Theo quy định của Điều 56 (Luật BHXH hội 2014), từ năm 2020, lao động nam, đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật BHXH, khi có 18 năm đóng BHXH thì mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp lao động nữ đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật, Điều 56 quy định: Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm đóng BHXH.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, NLĐ nam và nữ được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%.

Tuy nhiên, cách tính lương hưu của Luật BHXH 2014 có gây bất lợi cho lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng, so với lao động nam theo cách tính của Luật BHXH 2006.

Do đó, Quốc hội Khóa XIV (tháng 5/2018) đã thống nhất giao Chính phủ ban hành văn bản thực hiện chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2021 và bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP quy định mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu.

Điều kiện nghỉ hưu khi bị suy giảm khả năng lao động

chinh-sach-ve-lao-dong-tien-luong-cuc-quan-trong-co-hieu-luc-trong-nam-2020-ai-cung-can-biet

Hình minh họa

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 55 Luật BHXH năm 2014 có quy điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Theo đó, NLĐ khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu trong điều kiện bình thường về tuổi hưu (nam 60 và nữ 55 tuổi).

Lộ trình cụ thể: Từ ngày 1/1/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Sau đó mỗi năm tăng thêm 1 tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Với thời điểm hiện nay (năm 2019), lao động nam chỉ cần đủ 54 tuổi và lao động nữ đủ 49 tuổi là đủ điều kiện về tuổi để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Theo GiaDinh