Chính phủ trình quy định bằng lái xe có 12 điểm/năm, mất điểm phải thi lại

Chính phủ thống nhất hướng quy định giấy phép lái xe được cấp 12 điểm mỗi năm, nếu tài xế không bị trừ hết điểm sẽ được cấp lại điểm, được cộng điểm, nếu bị trừ hết điểm thì phải thi lại bằng lái…

Ngày 31/8/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết số 123 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2020 của Chính phủ.

Một trong những nội dung được Chính phủ thống nhất, thể hiện trong Nghị quyết là về dự án luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự án luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

Chính phủ thống nhất về quan điểm xây dựng luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ với phạm vi điều chỉnh là quy định các vấn đề về quy tắc giao thông; đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe; đăng ký và cấp, thu hồi biển số xe cơ giới; tổ chức an toàn giao thông và chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; giải quyết ùn tắc, tai nạn giao thông; các biện pháp thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm về an toàn giao thông đường bộ.

chinh-phu-trinh-quy-dinh-bang-lai-xe-co-12-diem-nam-mat-diem-phai-thi-lai

Quy định về số điểm cấp cho tài xế mỗi năm nằm trong dự thảo luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Nghị quyết 123 nêu rõ, do còn ý kiến khác nhau nên trong tờ trình về dự án luật gửi Quốc hội, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho ý kiến về vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe theo 2 phương án.

Phương án 1: nội dung này thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Phương án 2: luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) sẽ tiếp tục điều chỉnh về vấn đề này.

Quốc hội giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng nội dung phù hợp cho từng phương án.

Một trong những vấn đề có ý kiến khác nhau là về đề xuất giấy phép lái xe được cấp 12 điểm mỗi năm, nếu tài xế không bị trừ hết điểm sẽ được cấp lại 12 điểm để áp dụng cho năm kế tiếp hoặc không vi phạm giao thông sẽ được cộng điểm.

Chính phủ thống nhất quan điểm, quy định về điểm của giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý, không phải là hình thức xử phạt hành chính, thể hiện theo hướng, giấy phép lái xe được cấp 12 điểm/năm, nếu trong 1 năm mà bị trừ hết điểm thì phải thi lại giấy phép lái xe.

Còn nếu người được cấp giấy phép trong 1 năm không bị trừ hết điểm thì cơ quan chức năng phải cấp lại 12 điểm để áp dụng cho năm kế tiếp hoặc trong 1 năm mà tài xế không có vi phạm thì phải được cộng điểm.

Quy định này được chú thích là phải có hình thức cộng lại điểm hoặc khôi phục điểm cho giấy phép lái xe hằng năm.

Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ quy định cụ thể thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục thực hiện, bảo đảm đơn giản, hợp lý, tránh phiền hà cho người dân.

Chính phủ cũng thống nhất về việc luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chỉ quy định mang tính nguyên tắc. Chính phủ sẽ quy định cụ thể các hành vi, nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong một văn bản dưới luật (nghị định xử phạt vi phạm hành chính).

Chính phủ giao Bộ Công an tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 10.

Trước đó, đầu tháng 6/2020, trong bản dự thảo lần 2 luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông được Bộ Công an trình Chính phủ và lấy ý kiến người dân, bộ, ban ngành, Bộ Công an đề xuất mỗi bằng lái sẽ có tổng số điểm là 12, khi vi phạm bị trừ điểm, cơ sở dữ liệu sẽ cập nhật đến lúc hết điểm thì giấy phép không còn hiệu lực và phải thi sát hạch lại.

Có 10 hành vi và nhóm hành vi khi vi phạm tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng bằng lái ngay lập tức và 28 hành vi khi vi phạm, tài xế sẽ bị trừ điểm.

Phương Thảo

Theo Dân Trí

-----

Xem thêm:

Bị CSGT tuýt còi, làm thế nào để chứng minh lỗi quên bằng lái xe?

Khi lưu thông trên đường, bị CSGT “tuýt” lại và kiểm tra, nếu bạn không mang theo bằng lái xe thì sẽ có thể bị xử phạt với lỗi: Không có giấy phép lái xe hoặc quên bằng lái xe. Vậy làm thế nào để chứng minh rằng có giấy phép lái xe nhưng quên không mang?

 Luật gia Nguyễn Văn Nghĩa (Công ty Luật LSX) khẳng định: Giấy phép lái xe là “vật bất ly thân” khi tham gia giao thông.

Để được phép điều khiển phương tiện giao thông thì công dân phải trải qua 1 kỳ thi sát hạch lái xe để được cấp giấy phép lái xe. Sau đã có giấy phép lái xe, mang bên mình là điều bắt buộc khi tham gia giao thông. Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 58 Luật giao thông 2008:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

3. a) Đăng ký xe;

4. b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

5. c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

6. d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Việc đi đường không mang giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt và tùy từng phương tiện mà mức xử phạt khác nhau.

bi-csgt-tuyt-coi-lam-the-nao-de-chung-minh-loi-quen-bang-lai-xe

Ảnh minh họa

Lập lờ giữa quên bằng lái xe và không có giấy phép lái xe?

Theo Luật sư Nghĩa, trước đây, tại nghị định 46/2016/NĐ-CP thì chưa có những quy định cụ thể về hướng dẫn xử phạt lỗi quên mang bằng lái xe và không có giấy phép lái xe gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi phát hiện và xử lý. So với Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì Nghị định 100/2019/NĐ-CP có những cải tiến rõ rệt hơn khi thay đổi một chút về mức xử phạt và quy định trình tự với lỗi quên giấy tờ này:

Phương tiện

Lỗi

Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Xe máy

Quên GPLX

80 – 120.000

100- 200.000

Không có GPLX

800 – 1.200.000

800– 1.200.000

Ô tô

Quên GPLX

200 – 400.000

200 – 400.000

Không có GPLX

4 – 6.000.000

4 – 6.000.000

Tại nghị định 100/2019/NĐ-CP hướng dẫn rằng:

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau:

1. a) Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định;

2. b) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện);

3. c) Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thi phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.

Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

Trong trường hợp phát hiện người điều khiển phương tiện chưa có bằng lái xe sẽ tiến hành lập biên bản xử phạt lỗi không có bằng lái, tạm giữ phương tiện. Trong thời gian hạn định trong biên bản xử phạt, sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

Nếu trong thời gian ghi trong biên bản, công dân trình diện và mang giấy phép lái xe đến thì sẽ chuyển sang lỗi không mang GPLX (lỗi quên bằng lái xe);

Nếu công dân không có giấy phép lái xe thì xử phạt theo lỗi ghi trong biên bản và phạt chủ phương tiện khi giao xe cho người không có đủ năng lực;

Nếu quá thời gian công dân chưa đến trụ sở công an thì sẽ coi là không có GPLX và xử phạt như trường hợp 2.

Theo GiaDinhVietNam