Chiêu trò Black Friday: Tăng giá gấp ba rồi hạ 50%

Dịp Black Friday này, nhiều người dùng phát hiện các cửa hàng đã sử dụng chiêu trò lén tăng giá sản phẩm lên gấp đôi, gấp ba rồi thông báo giảm giá sốc lên tới 50 - 70%.

Những chiêu trò "móc túi" ngày Black Friday

Đến hẹn lại lên, Black Friday đang đánh dấu một trong những dịp mua sắm lớn nhất của năm khiến nhiều người tiêu dùng quay cuồng mua sắm vì tin rằng mình mua được sản phẩm với mức giá hời nhất.

chieu-tro-black-friday-tang-gia-gap-ba-roi-ha-50

Không khí Back Friday tràn ngập trên các tuyến phố 

Không khí “sale-off” rầm rộ trên khắp các tuyến phố và các trang thương mại điện tử, những tin nhắn, email thông báo giảm giá. 

Không chỉ áp dụng giảm giá trên 50%, nhiều mặt hàng khi mua còn được tặng voucher, hoàn tiền. Một số sản phẩm thậm chí giảm giá tới 95% khiến nhiều người nghi ngờ về mức giá ban đầu.

chieu-tro-black-friday-tang-gia-gap-ba-roi-ha-50

Hình ảnh mức giá thật của chiếc quần jean bị dán đè lên để tăng giá niêm yết 

Và câu chuyện dường như không hề mới khi nhiều cửa hàng đã sử dụng chiêu trò lén tăng giá sản phẩm lên gấp đôi, gấp ba rồi thông báo giảm giá sốc lên tới 50 - 70%.

"Giận tím người! Chiếc áo khoác mình thích ngày thường giá 800k, nay Black Friday thấy tin nhắn giảm 50% liền chạy qua mua thì nó tăng lên 1.800.000, giảm 50% còn 900k...", chia sẻ của bạn N.D sau khi "săn" chiếc áo yêu thích của 1 nhãn hàng thời trang yêu thích nhưng không thành. Không chỉ có N.D., bạn P.L cũng bày tỏ bức xúc trên MXH: "Chiếc áo có giá 200k thì xé mác đẩy giá lên đến 400k rồi bán sale 50% còn 200k. Trên mạng thì ghi đăng mẫu này sale 50% đến mua tại cửa hàng mới tá hỏa phát hiện sale có 10%. Đây đúng là đặc sản mùa Black Friday ở Việt Nam".

chieu-tro-black-friday-tang-gia-gap-ba-roi-ha-50

Một dòng trạng thái bức xúc của người dùng khi phát hiện chiếc áo khoác bị tăng giá lên gấp đôi sau đó hạ giá 50% để bán cho người dùng dịp Black Friday 

Cũng trong dịp Black Friday, TV màn hình lớn được nhiều người “săn đón” tại các siêu thị điện máy. Theo Infonet, một khách hàng tên Chiến sẵn sàng bỏ tiền mua chiếc Samsung 55 inch vì thấy được giảm giá sâu. Ví dụ mẫu smart TV Samsung 4K UA55NU7090 tại một siêu thị điện máy được quảng cáo với mức khuyến mãi 52%, giảm giá từ 24,9 triệu đồng xuống còn 11,9 triệu đồng. Thế nhưng, mẫu TV Samsung này trên một số sàn thương mại điện tử, mức giá đang được rao bán (chưa khuyến mãi) vào khoảng 10,5 triệu đồng, thấp hơn 14,4 triệu đồng so với giá niêm yết và thấp hơn 1 triệu đồng so với giá khuyến mãi tại siêu thị điện máy nói trên.

Bên cạnh đó, một chiêu trò giảm giá nhân Black Friday khác cũng được không ít các trang bán hàng, chủ cửa hàng lợi dụng dịp khuyến mãi là để đẩy hàng tồn, kém chất lượng hay đội giá lên. Đó là chưa kể đến các chế độ hậu mãi, chăm sóc khách hàng cũng khó được như kỳ vọng của người tiêu dùng khi số lượng bán trong ngày quá lớn.

Theo chia sẻ của chị Hiền (Mỹ Đình, Hà Nội) cùng nhiều tín đồ mua sắm, đa số các mặt hàng có mức giảm giá mạnh 60-70% tại các shop thường là những hàng tồn kho, lỗi mốt.

Vì vậy, người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua hàng giảm giá trong ngày này, nhất là mua hàng online vì không được kiểm tra hàng trực tiếp. Người tiêu dùng nên chọn những trang mua sắm online uy tín để mua hàng.

Theo GiaDinhVietNam