Chân dung vợ nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Bà Rịa - Vũng Tàu bị công an truy tìm

Bà Trần Thị Kim Loan - vợ nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Bà Rịa-Vũng Tàu bị tố cáo lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng.

Ngày 13/9, NLĐ đưa tin, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu cho biết đã nhận đơn của nhiều nạn nhân tố cáo bà Trần Thị Kim Loan (54 tuổi, ngụ TP Vũng Tàu), vợ nguyên giám đốc Sở Nội vụ tỉnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lừa đảo tiền nhiều người rồi bỏ trốn.

Theo thu nhập thông tin từ nhiều nạn nhân trong sự việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản này, bà Trần Thị Kim Loan nhiều lần bị đòi nợ nhưng cố tình không trả, sau đó mất liên lạc.

Trao đổi với PV NLĐ, bà Tr. (ngụ TP Vũng Tàu) cho biết do tin tưởng nên đã cho bà Loan mượn 50 tỉ đồng để đáo hạn ngân hàng và hứa 3 ngày sau sẽ trả tuy nhiên nhiều lần gọi nhưng không trả. Sau đó, bà Loan có viết giấy tay hẹn 1 tháng sẽ trả, trong giấy vay nợ có tên và cả chữ ký được cho là của người chồng (nguyên là giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

chan-dung-vo-nguyen-giam-doc-so-noi-vu-ba-ria-vung-tau-bi-cong-an-truy-tim
 

Theo lời bà Tr., một tháng sau không thấy bà Loan trả tiền, bà Tr. qua nhà tìm thì gặp chồng bà Loan thì ông cho biết bà Loan đã bỏ nhà đi, chữ ký trong giấy vay tiền không phải của ông.

Ngày 12/9, trả lời báo Thanh Niên qua điện thoại, chồng bà Loan cho hay việc bà Loan vay tiền của nhiều người, ông không hề hay biết. Sau này, khi bà Loan không có ở nhà thì ông mới hay biết việc bà mượn nợ.

Ngoài ra, bà Loan cũng vay của bà Đ. (ngụ TP Vũng Tàu) 20 tỷ đồng nói để chạy giấy phép mỏ cát, do tin tưởng bà Loan là vợ của nguyên Giám đốc Sở Nội vụ nên bà Đ. cho vay nhưng đến nay vẫn chưa trả.

chan-dung-vo-nguyen-giam-doc-so-noi-vu-ba-ria-vung-tau-bi-cong-an-truy-tim

Văn bản thông báo truy tìm Trần Thị Kim Loan của Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: TĐ

Theo Thanh Niên, một cán bộ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết ngoài việc điều tra đơn tố cáo bà Loan về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đơn vị còn xác minh luôn cả đơn của bà Loan tố cáo người khác cho vay nặng lãi và bắt, giữ người trái pháp luật: "Tuy nhiên, trong quá trình điều tra thì bà Loan lại không đến trụ sở công an làm việc theo yêu cầu".

Trước đó, ngày 7/9, Cơ quan điều tra đã ra thông báo truy tìm, yêu cầu bà Loan tới Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để làm rõ nội dung bà tố cáo.

M.H (th)

Theo GiaDinh

-----

Xem thêm:

Cảnh báo những chiêu lừa đảo quyên góp từ thiện cho bệnh nhân trên mạng xã hội để trục lợi

Nhiều người đã dùng mạng xã hội để kêu gọi ủng hộ từ thiện rồi lấy tiền của những nhà hảo tâm ủng hộ người khó khăn về túi mình.

Thời gian qua, trên mạng xã hội có một số đối tượng đã lợi dụng lòng tốt, sự chia sẻ của cộng đồng kêu gọi từ thiện để trục lợi với số tiền quyên góp lên đến vài chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Việc làm này dẫn đến một số người mất lòng tin vào các hoạt động từ thiện, khiến nhiều người có hoàn cảnh thật sự khó khăn bị ảnh hưởng.

canh-bao-nhung-chieu-lua-dao-quyen-gop-tu-thien-cho-benh-nhan-tren-mang-xa-hoi-de-truc-loi

Những hình ảnh và nội dung của một bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM được chia sẻ rộng rãi với mục đích kêu gọi giúp đỡ từ thiện không được kiểm soát.

"Vẽ" bệnh để lấy tiền ủng hộ

Mới đây, TS.BS Ngô Đức Hiệp - Trưởng khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) liên tiếp nhận được thông tin các nhà hảo tâm đến hỗ trợ cho trường hợp bệnh nhi 15 tháng tuổi bị bỏng đang điều trị tại đơn vị này. Nhiều người gọi đến bệnh viện cho biết đã đọc được thông tin của bé trên mạng xã hội.

Theo thông tin chia sẻ trên mạng xã hội, bệnh nhi tên Nguyễn Thị Ngọc Nhi, 15 tháng tuổi, quê ở Đồng Tháp, bị tai nạn bỏng nước sôi, đang điều trị tại phòng 3, lầu 2 Khoa bỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy. 

canh-bao-nhung-chieu-lua-dao-quyen-gop-tu-thien-cho-benh-nhan-tren-mang-xa-hoi-de-truc-loi

Nội dung kêu gọi giúp đỡ từ thiện cho bệnh nhi 15 tháng tuổi bị bỏng được Bệnh viện Chợ Rẫy khẳng định sai sự thật.

Tuy nhiên, TS.BS Ngô Đức Hiệp khẳng định đây là thông tin sai sự thật, hiện Khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình không có tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Ngọc Nhi, bệnh nhân này chưa từng điều trị tại đây.

Trước đó, thông tin kêu gọi ủng hộ bệnh nhân này cũng đã từng xuất hiện. Do vậy, mọi người phải thận trọng và kiểm chứng thông tin bệnh nhân cần được giúp đỡ, qua số điện thoại 02838552468 của Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Được biết, đây không phải là lần đầu các bác sĩ và Phòng Công tác xã hội tại các bệnh viện phải lên tiếng về trường hợp liên quan đến ủng hộ từ thiện. 

Trước đó, hồi cuối năm 2019, trên trang mạng xã hội facebook liên tục xuất hiện các tài khoản cá nhân chia sẻ thông tin và đứng ra quyên góp tiền cho trường hợp bệnh nhi Lê Đình Bảo An – 2 tuổi, bị bỏng do nghịch nước sôi và bé Nguyễn Minh Anh – SN 2007, bị hạch ung thư hạch lao đang điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1. 

canh-bao-nhung-chieu-lua-dao-quyen-gop-tu-thien-cho-benh-nhan-tren-mang-xa-hoi-de-truc-loi

Trường hợp bệnh nhi Lê Đình Bảo An – 2 tuổi, bị bỏng do nghịch nước sôi được kêu gọi trên mạng xã hội trong khi thực tế không điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiến hành xác minh thì không có trường hợp nào tên là Lê Đình Bảo An và Nguyễn Minh Anh nêu trên điều trị tại đây. 

Để lòng tốt không bị lợi dụng và giúp đỡ đúng đối tượng cần hỗ trợ, Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM  đã đưa ra cảnh báo, các nhà hảo tâm nên liên hệ trực tiếp tại Phòng Công tác xã hội để tìm hiểu chính xác thông tin. Tất cả các trường hợp khó khăn của bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đều được Phòng Công tác xã hội tìm hiểu và giúp đỡ kịp thời.

Nên tìm hiểu kỹ để tránh bị lợi dụng

ThS. Lê Minh Hiển - Trưởng phòng Công tác xã hội (Bệnh viện Chợ Rẫy) - cho biết, thời gian qua, có một số đối tượng lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân đứng ra quyên góp rồi chiếm đoạt tiền của bệnh nhân. 

"Có trường hợp gọi điện thoại đến người nhà và bệnh nhân khó khăn, họ mô tả họ là ai, biết hoàn cảnh của người bệnh như thế nào. Họ yêu cầu bệnh nhân và người nhà nạp thẻ cào điện thoại 1 triệu thì họ sẽ giúp cho 10 đến 20 triệu đồng.

Cũng có trường hợp yêu cầu bệnh nhân chuyển tiền vào tài khoản để họ dùng số tiền đó trà nước, vận động thêm cho người bệnh. 

Thậm chí, bệnh viện mời phóng viên báo đài đến viết hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân để kêu gọi giúp đỡ thì sau khi bài viết được báo uy tín đăng, chúng lại gọi đến thân nhân người bệnh nói rằng:

"Tôi là phóng viên A, phóng viên B... vừa viết bài. Tôi đề nghị gia đình phải gửi cho tôi 2 triệu đồng để tôi trà nước"" - anh Hiển cho hay.

canh-bao-nhung-chieu-lua-dao-quyen-gop-tu-thien-cho-benh-nhan-tren-mang-xa-hoi-de-truc-loi

ThS. Lê Minh Hiển - Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy cũng chia sẻ về một chương trình xã hội do các nhà hảo tâm quyên góp, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn để mổ tim lại bị các đối tượng lấy về trang facebook cá nhân và chèn số tài khoản cá nhân vào. Có nghĩa là người bệnh là có thật nhưng tiền ủng hộ lại vào tài khoản của những kẻ trục lợi.

"Sự biến tướng của trục lợi từ thiện mỗi năm mỗi khác, do vậy, nếu cô bác chuyển tiền giúp những hoàn cảnh khó khăn, cô bác vui lòng gọi Phòng Công tác xã hội của bệnh viện để kiểm tra an toàn, tránh bị lừa đảo" - anh Lê Minh Hiển nhắn nhủ.

Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều người và tổ chức kêu gọi cộng đồng ủng hộ các trường hợp khó khăn, bệnh hiểm nghèo.

Người Việt Nam giàu lòng nhân ái, rất nhiều người hào hiệp, sẵn sàng sẻ chia cả vật chất và tinh thần cho người kém may mắn. Đây là việc làm nhân văn và cần lan tỏa. Tuy nhiên, điều này cũng dễ bị những đối tượng xấu tìm kẽ hở trục lợi nếu người phát tâm không tỉnh táo, đặt niềm tin "đúng nơi, đúng chỗ".

Để tìm ra mánh khóe lừa đảo cũng như phòng tránh những "chiêu" xấu núp bóng từ thiện cũng không phải là khó khăn. Theo Trưởng phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Chợ Rẫy thì quá trình công tác, anh và các đồng nghiệp đã đúc kết ra 5 nguyên tắc nên và 4 không nên để áp dụng cho bệnh nhân và thân nhân có hoàn cảnh khó khăn ở Bệnh viện Chợ Rẫy.

5 NÊN

1. Luôn giữ điện thoại hoạt động để nhà hảo tâm có thể liên lạc được.

2. Khi nhà hảo tâm hỏi thăm thì kể rõ hoàn cảnh của người bệnh.

3. Nếu nhận được tiền trực tiếp từ nhà hảo tâm, thân nhân nên đóng tạm ứng để tránh bị kẻ xấu lấy tiền.

4. Khi nhà hảo tâm gọi điện muốn đến trao tiền trực tiếp, thân nhân nên mời nhà hảo tâm đến Phòng Công tác xã hội để gặp gỡ và nhận tiền (giờ hành chính).

5. Nếu thân nhân có những lo lắng, bất an nên đến Phòng Công tác xã hội để được giúp đỡ

4 KHÔNG

1. Không nạp card điện thoại cho bất cứ đối tượng nào.

2. Không chuyển tiền cho bất cứ ai dù đối phương có nói "tôi sẽ chuyển cho anh/chị vài chục triệu, anh/chị chuyển cho tôi 5-3 triệu làm phí chuyển tiền...". Đó là chiêu thức lừa gạt của kẻ xấu.

3. Không đưa giấy tờ nhà đất, giấy tờ tùy thân như CMND, sổ hộ khẩu... cho người khác (trừ trường hợp đó là nhân viên bưu điện đến chuyển tiền).

4. Không ra khỏi bệnh viện để nhận tiền.

Theo GiaDinh