Căn bệnh quái ác nào thường xuất hiện đột ngột vào chiều tối khiến hơn 11 triệu người mù mắt?

Một năm nữa, có tới 80 triệu người mắc bệnh này. Bệnh thường khởi phát đột ngột vào chiều tối, hoặc khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách, hay sau những sang chấn tinh thần mạnh.

Dân gian Việt Nam có bệnh thiên đầu thống hay cườm nước (glôcôm). Đây là căn bệnh nguy hiểm, gây mất thị lực, có thể gây mù vĩnh viễn. Bệnh rất khó phòng ngừa do chưa rõ về cơ chế sinh bệnh.

can-benh-quai-ac-nao-thuong-xuat-hien-dot-ngot-vao-chieu-toi-khien-hon-11-trieu-nguoi-mu-mat

Kiểm tra mắt cho bệnh nhân tại khoa Glôcôm (Bệnh viện Mắt Trung ương). Ảnh: V.Thu

Điều quan trọng là có thể phòng ngừa được mù loà do glôcôm bằng cách phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng thuốc, can thiệp phẫu thuật. Đặc biệt, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên, tái khám định kỳ.

Tại lễ mittinh hưởng ứng Tuần lễ glôcôm được Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức chiều 14/3, các chuyên gia cho biết, chỉ một năm nữa (2020), sẽ có khoảng 80 triệu người mắc bệnh glôcôm. Căn bệnh này sẽ khiến 11,2 triệu người mù loà.

Tại Việt Nam, nghiên cứu khảo sát của Bệnh viện Mắt Trung ương cho thấy hiểu biết và nhận thức của người dân về bệnh này rất hạn chế, lại không tuân thủ điều trị. Đáng báo động hơn cả, người dân vẫn lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt, không có chỉ định cả thầy thuốc khiến mắt có thể bị glôcôm do tra corticoid kéo dài.

Các bác sĩ cho hay, những đối tượng dễ mắc glôcôm như: Những người trên 40 tuổi; có người thân bị glôcôm; có tiền sử dùng thuốc corticoid kéo dài; có bệnh toàn thân (đái tháo đường, cao huyết áp).

Cùng đó, những người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, những người dễ xúc cảm, hay lo âu cũng là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn glôcôm.

Bệnh glôcôm được ghi nhận là thường khởi phát đột ngột vào chiều tối, hoặc khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách, hay sau những sang chấn tinh thần mạnh.

Biểu hiện của bệnh thiên đầu thống (glôcôm) gồm: Mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ dần.

Cũng có khi, bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt, mi mắt sưng nề, mắt đỏ...

Lúc này, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám mắt, đo nhãn áp và xử trí kịp thời.

Được biết, hưởng ứng Tuần lễ Glocom thế giới, Bệnh viện Mắt Trung ương sẽ khám, tư vấn, đo nhãn áp miễn phí cho người dân nghi ngờ bị glocom vào các ngày, tại phòng 502 nhà C và 504 nhà E.

Theo GiaDinh