Bộ Y tế thông tin về 29 bệnh nhân COVID-19 t.ử v.o.ng tại Hà Nội và 5 tỉnh, thành

Đây là các bệnh nhân tử vong từ ngày 04-17/7/2021 tại TP Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Bắc Giang, Hà Nội.

Chiều 18/7, Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo 29 ca tử vong do COVID-19 số 226-254. Đây là các bệnh nhân tử vong từ ngày 4-17/7 tại TP Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Bắc Giang, Hà Nội.

Như vậy, trong đợt dịch thứ 4 này, đã có 219 bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Thông tin cụ thể như sau:

- Tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 8-17/7 có 20 ca tử vong: BN11630; BN10629; BN28519; BN22421: BN25680; BN31137; BN37189; BN17273; BN25186; BN27128; BN18256; BN28113; BN35105; BN33956; BN13716; BN17482; BN18283; BN18309; BN29060; BN25324.

- Tại Bình Dương từ ngày 4/7-9/7 có 2 ca: BN13803; BN17415.

- Tại Long An từ ngày 14/7-18/7 có 3 ca: BN17071; BN33748; BN17580.

- Tại Bắc Giang ngày 15/7 có 1 ca: BN11497.

- Tại Đà Nẵng ngày 16/7 có 1 ca: BN14138.

- Tại Hà Nội ngày 17/7 có 1 ca: BN4732.

- Tại Đồng Tháp ngày 17/7 có 1 ca: BN20037.

Theo GiaDinh

-----

Xem thêm:

Người trên 65 tuổi muốn tiêm vaccine COVID-19 cần phải làm gì?

Theo PGS Dương Thị Hồng, Bộ Y tế đã chính thức có hướng dẫn tiêm vaccine COVID-19 cho người từ 65 tuổi trở lên, nhưng cần phải thận trọng khi tiêm chủng với nhóm đối tượng này.

Từ cuối tháng 2/2021 đến nay, Việt Nam được cung ứng 4 loại vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm từ các nguồn khác nhau. 

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho hay mỗi loại vaccine đều được nhà sản xuất và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra khuyến cáo về tần suất xuất hiện các biến cố bất lợi sau tiêm chủng, từ rất phổ biến (≥1/10) đến phổ biến, không phổ biến, hiếm gặp và rất hiếm gặp (<1/10.000).

Các vaccine phòng COVID-19 đều có thể có phản ứng không mong muốn, bao gồm phản ứng thông thường (phản ứng tại chỗ đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm), phản ứng toàn thân (sốt và các triệu chứng khác như khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) và có thể có những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng như phản ứng dị ứng, phản vệ... với tỉ lệ rất hiếm gặp.

Người tiêm mũi 1 của AstraZeneca, mũi 2 của Pfizer phải theo dõi sức khoẻ chặt chẽ

"Hiện nay, theo khuyến cáo của WHO và của các nhà sản xuất, tốt nhất là mỗi người cần tiêm đủ liều cùng một loại vaccine phòng COVID-19" - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin.

Căn cứ số lượng vaccine mà Việt Nam được cung ứng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cho các địa phương, trong trường hợp số lượng vaccine hạn chế thì ưu tiên sử dụng vaccine của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca sau 8-12 tuần, nếu người được tiêm chủng đồng ý. 

"Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ sau khi tiêm" -PGS Hồng nhấn mạnh.

nguoi-tren-65-tuoi-muon-tiem-vaccine-covid-19-can-phai-lam-gi

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Trả lời thông tin cho rằng, phải tiêm nhắc lại các mũi vaccine phòng COVID-19 sau 6 tháng tiêm 2 mũi đầu, PGS.TS Dương Thị Hồng cho hay ở Thái Lan hay một số quốc gia đang nghiên cứu sau tiêm 2 mũi vaccine AstraZeneca, có thể tiêm tiếp mũi vaccine khác để tăng cường miễn dịch.

"Tuy nhiên, đến nay WHO chưa có khuyến cáo chính thức. Nếu có bất kỳ khuyến nghị mới về vaccine, chúng tôi sẽ chia sẻ ngay tới người dân" - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay.

Với mỗi loại vaccine, Bộ Y tế và Chương trình tiêm chủng quốc gia đã có hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về yêu cầu bảo quản, vận chuyển và thực hành tiêm chủng từng loại vaccine.

Ngày 13/7, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến với khoảng 700 điểm cầu, đến tận huyện, xã cho cán bộ y tế tham gia tiêm chủng cập nhật các thông tin về sử dụng loại vaccine phòng COVID-19 mới (ngoài AstraZeneca). Công tác tập huấn được thực hiện thường xuyên, liên tục tại tất cả các tuyến, nhằm đảm bảo tiêm chủng an toàn nhất.

nguoi-tren-65-tuoi-muon-tiem-vaccine-covid-19-can-phai-lam-gi

Tiêm vaccine COVID-19 cho nhân viên y tế - lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Tại các điểm tiêm chủng, các cán bộ y tế sẽ chỉ định cho người dân tiêm vaccine nào sẽ tùy thuộc vào loại vaccine sẵn có và tiền sử tiêm chủng loại vaccine COVID-19 đã tiêm trước đó của mỗi người.

"Không có vaccine nào là tuyệt đối an toàn, không vaccine nào hiệu quả bảo vệ 100%. Vì vậy, mọi người dân cần tích cực đi tiêm chủng vaccine COVID-19 để bảo vệ sức khỏe cho mình và góp phần bảo vệ cộng đồng. Đừng trì hoãn tiêm chủng mà bỏ lỡ có hội phòng bệnh COVID-19" - PGS.TS Dương Thị Hồng khuyến cáo. 

Hướng dẫn chính thức tiêm vaccine COVID-19 cho người trên 65 tuổi

Theo PGS Hồng, Bộ Y tế đã chính thức có hướng dẫn tiêm cho người trên 65 tuổi. Tới đây, chiến dịch tiêm chủng cũng sẽ triển khai tiêm cho đối tượng này. 

"Tuy nhiên, đây là những người đa số có nhiều bệnh nền, vì vậy, cần phải thận trọng khi tiêm chủng, có chỉ định của bác sĩ và phải được thực hiện tại cơ sở y tế có năng lực, điều kiện xử trí tốt" - bà nhấn mạnh.

Theo Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 do Bộ Y tế ban hành ngày 15/7, người từ 65 tuổi trở lên thuộc nhóm phải chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện, nghĩa là những người này không tiêm chủng ở điểm tiêm lưu động.

WHO cũng vừa có khuyến cáo tiêm vaccine COVID-19 cho đối tượng là trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Đa số các quốc gia đều rất mong muốn tiêm cho đối tượng này, nhưng hiện nay, nguồn cung vẫn khó khăn.

Mới nhất, ngày 14/7, Bộ Y tế đã thỏa thuận, đàm phán ban đầu với Pfizer về việc cung ứng, bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm chủng cho trẻ từ 12-18 tuổi.

Phía Pfizer cam kết bảo đảm cung ứng 20 triệu liều vaccine này trong quý IV/2021 để Việt Nam kịp thời triển khai tiêm chủng. Hiện, Việt Nam có khoảng 9 triệu trẻ em trong độ tuổi này. 

Theo GiaDinh