Bộ Công thương nói gì về giá hàng hóa trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng, gây áp lực lớn lên sản xuất, kinh doanh?

Chiều 30/3, Bộ Công thương đã tổ chức hợp báo thường kỳ để thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2022.

Chủ trì buổi họp báo, ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, trong 3 tháng qua, hoạt động thương mại dịch vụ đã từng bước khôi phục, thị trường hàng hóa và đời sống người dân cũng dần ổn định; các cơ sở kinh doanh bán hàng song song hình thức trực tuyến và trực tiếp đã khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ gia tăng là 438.000 tỷ đồng trong tháng 3, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ.

Riêng quý I/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 1.318.000 tỷ đồng, tăng 4,4% nếu loại trừ các yếu tố giá và tăng 1,6% so với cùng kỳ.

bo-cong-thuong-noi-gi-ve-gia-hang-hoa-trong-thoi-gian-toi-se-tiep-tuc-tang-gay-ap-luc-lon-len-san-xuat-kinh-doanh

Ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công thương chủ trì buổi họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2022. Ảnh: Bảo Loan

Theo ông Hải, việc đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa đã được Bộ Công thương và Sở Công thương các địa phương theo dõi sát sao, thực hiện hiệu quả các chương trình bình ổn giá, kết nối nguồn hàng và khôi phục hoàn toàn hoạt động chợ.

Từ giữa tháng 3/2022, giá một số mặt hàng tươi sống, rau củ quả có chiều hướng tăng do tác động từ chi phí vận chuyển, chi phí xăng dầu.

Ông Đỗ Thắng Hải nhận định, đối với thương mại trong nước, trong thời gian tới, cầu nội địa sẽ phục hồi và gia tăng dần do nước ta đã đạt tỷ lệ tiêm phòng tương đối cao, đảm bảo người tiêu dùng có thể tham gia thị trường mua săm an toàn hơn.

Thứ hai là việc mở cửa du lịch trở lại sẽ kích thích mua sắm, tiêu dùng.

Thứ ba, triển vọng về tiêu dùng trong nước sẽ sáng sủa hơn do sản xuất phục hồi, người lao động trở lại làm việc, thu nhập gia tăng.

Tuy nhiên, thời gian tới, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng phải đối mặt với những khó khăn như nguy cơ về gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại, địa chính trị leo thang; giả cước vận tải ở mức cao tạo thêm khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Giá hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu là đầu của sản xuất dự báo tiếp tục tăng cao, khiển giá hàng hóa trong nước tăng gây áp lực lớn lên hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Việc triển khai các gói kích thích kinh tế của Chính phủ sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng cũng đồng thời gia tăng áp lực lạm phát.

bo-cong-thuong-noi-gi-ve-gia-hang-hoa-trong-thoi-gian-toi-se-tiep-tuc-tang-gay-ap-luc-lon-len-san-xuat-kinh-doanh

Theo ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công thương, dự báo trong thời gian tới, giá hàng hóa trong nước sẽ tiếp tục tăng, gây áp lực lớn lên sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Bảo Loan

Do đó, thời gian tới, Bộ Công thương sẽ triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 và Chương trình phục hồi kinh tế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khi, công nghiệp chế biến, chế tạo... tạo giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị sản xuất bám sát diễn biến thị trường, nhu cầu thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, thay thế cho nhu cầu nhập khẩu trong bối cảnh mặt bằng giá cả thế giới tăng cao.

Chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành năng lượng theo dõi sát nguồn cung - cầu dầu thô, than nhập khẩu.

Đánh giá để có các phương án vận hành ổn định, hiệu quả, tối ưu công suất nhà máy; đảm bảo nguồn cung nhiên liệu không bị giãn đoạn, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tích cực phối hợp, chia sẻ thông tin, nguồn lực, thị trường, sử dụng tối đa nguồn lực của từng đơn vị dịch vụ; phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của nhau đề thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu dùng nội địa.

bo-cong-thuong-noi-gi-ve-gia-hang-hoa-trong-thoi-gian-toi-se-tiep-tuc-tang-gay-ap-luc-lon-len-san-xuat-kinh-doanh

Giá hàng hóa thiết yếu tiêu dùng tăng theo giá xăng khiến không ít chủ cơ sở kinh doanh, quán ăn loay hoay với bài toán tăng giá sản phẩm và giữa chân khách hàng. Ảnh: Mỹ Duyên.

Ngoài ra, Bộ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trưởng mới.

Theo dõi sát những biến động của tình hình quốc tế, chủ động đánh giá các tác động của các sự kiện đến sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp, tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ cho các Hiệp hội, doanh nghiệp.

Đồng thời, rà soát, đánh giá nhu cầu trong nước đối với các mặt hàng chiến lược như phân bón, xăng dầu, than,... để có biện pháp điều hành phù hợp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa tận dụng được cơ hội về giá để xuất khẩu và đảm bảo nguồn cung đủ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước đặc biệt trong trường hợp giả cả nguyên vật liệu tăng quá cao.

Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương biên giới phía Bắc để giao thiệp, trao đổi thường xuyên với phía Trung Quốc để bàn bạc các giải pháp nhằm tháo gỡ ùn tắc, tăng hiệu suất thông quan, hướng đến thông quan thông suốt ổn định lâu dài.

Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời; kiểm soát giá cả hàng hóa đầu vào, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn các hoạt động găm hàng, đầu cơ, thao túng giá. Qua đó, kịp thời có biện pháp điều hành hoặc có kiến nghị, đề xuất hợp lý nhằm bình ổn thị trường.

Theo GiaDinh