Big C nói gì về thông tin ngừng nhập hàng may mặc của Việt Nam?

Liên quan tới vụ Big C ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam, đại diện Big C đã lên tiếng về vấn đề này. Các chuyên gia cũng cho rằng, đây là phép thử với doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp phản đối Big C ngừng nhập hàng may mặc của Việt Nam

big-c-noi-gi-ve-thong-tin-ngung-nhap-hang-may-mac-cua-viet-nam

 Nhiều doanh nghiệp may mặc Việt Nam là đối tác lâu năm của Big C đã đến phản đối, rất bức xúc với quyết định của Big C.

Ngày 3/7, tại trụ sở Central Group Việt Nam (TP Hồ Chí Minh), nhiều doanh nghiệp may mặc Việt Nam là đối tác lâu năm của Big C đã đến phản đối, rất bức xúc với quyết định của Big C.

Theo những người phản đối, họ là những nhà cung cấp sản phẩm dệt may cho hệ thống siêu thị này. Tuy nhiên hôm nay, bất ngờ một số kho hàng của BigC từ chối nhận hàng của họ khiến hàng đã sản xuất ra không thể tiêu thụ.

Đại diện công ty may Đài Trang cho biết, công ty có 300 nhân sự. Nếu BigC không nhập hàng thì thiệt hại rất lớn.

“Để có hàng giao cho BigC, nhà cung cấp chuẩn bị hàng trước từ 3-6 tháng. Hiện tại kho hàng còn tồn đọng vải vóc, nguyên phụ liệu rất nhiều nhưng BigC không nhập hàng nữa khiến chúng tôi rất bị động. Hôm nay công ty đã phải cho công nhân nghỉ việc. Không có việc làm, công nhân sẽ đi tìm nơi khác. Nếu tình trạng này kéo dài thì công ty rất dễ phá sản, trong khi chúng tôi đã đồng hành cùng BigC đã 20 năm rồi”, đại diện doanh nghiệp này cho biết.

big-c-noi-gi-ve-thong-tin-ngung-nhap-hang-may-mac-cua-viet-nam

Đại diện các doanh nghiệp may mặc Việt lo lắng trước quyết định của Big C 

Theo giải thích của BigC, do kế hoạch của doanh nghiệp sẽ chuyển đổi mô hình, nên tạm thời không nhận đơn hàng mới. Tuy nhiên vẫn sẽ nhận những đơn hàng đã đặt với nhà cung cấp. Những đơn hàng gặp vướng mắc sẽ được đơn vị này giải quyết cho nhập kho ngay.

Central Group Việt Nam cũng đưa ra cam kết sẽ gửi thông tin đến cho nhà cũng cấp ngay trong ngày hôm nay. Đồng thời sẽ có buổi gặp mặt riêng để giải thích về mô hình mới.

“BigC cam kết không loại bỏ hàng may mặc đang chiếm tỷ trọng lớn trong mô hình kinh doanh của mình”, đại diện BigC khẳng định.

Trước đó, ngày 2/7, Central Group gửi thông báo đến các đối tác nêu rõ: “Kể từ tháng 7 cho đến khi có thông báo mới, chúng tôi sẽ tạm thời ngừng đặt hàng của đối tác theo Hợp đồng Hợp tác Thương mại ký kết giữa đối tác và Central Group Việt Nam”.

Đại diện Big C nói gì?

big-c-noi-gi-ve-thong-tin-ngung-nhap-hang-may-mac-cua-viet-nam

Đại diện truyền thông của BigC cho biết đang có sự hiểu lầm thông tin. 

Lý giải cho động thái này, Tập đoàn Central Group cho rằng, đây là việc làm nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam.

Theo giải thích của BigC, do kế hoạch của doanh nghiệp sẽ chuyển đổi mô hình, nên tạm thời không nhận đơn hàng mới. Tuy nhiên vẫn sẽ nhận những đơn hàng đã đặt với nhà cung cấp. Những đơn hàng gặp vướng mắc sẽ được đơn vị này giải quyết cho nhập kho ngay.

Đại diện truyền thông của BigC cho biết đang có sự hiểu lầm thông tin. Thông báo này của BigC chỉ áp dụng đối với một số nhà cung cấp nhỏ lẻ tại Việt Nam. BigC không hoàn toàn dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ tất cả các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam.

Central Group Việt Nam cũng đưa ra cam kết sẽ gửi thông tin đến cho nhà cũng cấp ngay trong ngày hôm nay. Đồng thời sẽ có buổi gặp mặt riêng để giải thích về mô hình mới.

Không phải lần đầu

Điều đáng nói, sự việc hàng Việt Nam bị làm khó tại Big C không phải chưa từng xảy ra. Sau khi Central nắm quyền sở hữu hệ thống siêu thị Big C đã thực hiện nhiều chính sách như tăng chiết khấu, ra nhiều yêu sách "làm khó" doanh nghiệp Việt. Chẳng hạn Central tăng mức chiết khấu với hàng thuỷ sản từ 20-15%.

Với mức chiết khấu này nhiều doanh nghiệp thuỷ sản cho rằng họ sẽ bị lỗ nên không thể bày bán hàng ở siêu thị này được. Hay vụ Thế giới Di động buộc phải rút 22 cửa hàng tại Nguyễn Kim cũng vậy bởi Central sở hữu 49% cổ phần của Nguyễn Kim.

Trao đổi với VnEconomy, TS. Nguyễn Đức Thành - hiện là Giám đốc kiêm Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), nhận định: "Central quyết định thế nào là việc của họ, cần tôn trọng. Họ có thể biến Big C thành một chuỗi siêu thị Thái ở Việt Nam giống như các chuỗi siêu thị của Nhật, Hàn ở Việt Nam. Và khách hàng của họ cũng sẽ thay đổi theo. Tất nhiên, về kết quả kinh doanh thế nào họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm thôi. Nếu muốn Big C bán hàng Việt tại sao không bỏ 1 tỷ USD mua Big C 3 năm trước".

Về góc độ doanh nghiệp Việt sau "gáo nước lạnh" của Central, ông Thành nhấn mạnh phải tự cố gắng cả về chất lượng lẫn giá thành cũng như làm chủ kênh phân phối.

Theo GiaDinhVietNam