Bệnh nhân tiểu đường ăn trứng gà tốt cho đường huyết: Tuy nhiên khi ăn cần ghi nhớ 4 nguyên tắc quan trọng sau đây

Bệnh nhân tiểu đường ăn trứng gà có tốt không?

Trứng gà được các chuyên gia sức khỏe coi là "siêu thực phẩm" vì chúng sở hữu khối lượng dinh dưỡng khổng lồ, gồm protein, chất béo lành mạnh, vitamin A, B5, B12, folate, photpho... Đặc biệt, trứng có chứa lecithin, nó giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện trí nhớ của con người, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, tốt cho tim mạch và mạch máu não.

Tuy nhiên, có thông tin cho rằng bệnh nhân tiểu đường không nên ăn trứng, vậy thực hư thế nào?

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) nêu rõ, trứng là thực phẩm thích hợp cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Trứng có chỉ số đường huyết thấp có nghĩa là chúng ít ảnh hưởng hơn đến lượng đường trong máu của người bệnh.

Mọi người có thể lo lắng về hàm lượng cholesterol trong trứng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc ăn trứng điều độ sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến mức cholesterol trong cơ thể.

benh-nhan-tieu-duong-an-trung-ga-tot-cho-duong-huyet-tuy-nhien-khi-an-can-ghi-nho-4-nguyen-tac-quan-trong-sau-day

Trứng là thực phẩm thích hợp cho những người mắc bệnh đái tháo đường.

 

Một nghiên cứu từ năm 2018 cho thấy rằng thường xuyên ăn trứng có thể cải thiện lượng đường trong máu lúc đói ở những người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2. Các nhà nghiên cứu cho rằng ăn một quả trứng mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của một người.

Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật): Hàm lượng protein trong trứng tương đối cao, dễ hấp thu hơn so với các loại protein khác như protein động vật, protein thực vật, trong lòng đỏ trứng gà có thành phần chủ yếu là các axit béo không no, có lợi cho sức khỏe.

Protein của trứng có giá trị dinh dưỡng cao và vượt trội so với các loại protein động vật khác. Thành phần chất béo trong lòng đỏ trứng gà chủ yếu là axit béo không bão hòa đơn và axit oleic, hàm lượng lecithin rất phong phú, lecithin có thể tổ chức tổng hợp cholesterol, cholesterol trong lòng đỏ trứng sẽ được hấp thụ rất ít dưới tác dụng của lecithin. Do đó, không có vấn đề gì nếu người tiểu đường sử dụng lòng đỏ trứng.

Người tiểu đường có thể ăn trứng như thế nào?

1. Cách chế biến chứng phù hợp cho người tiểu đường

Cách chế biến trứng lành mạnh nhất là luộc hoặc ăn cùng salad. Trứng luộc là một món ăn nhẹ giàu protein tiện dụng nếu bạn bị bệnh tiểu đường. Protein sẽ giúp bạn no lâu mà không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Protein không chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa mà còn làm chậm quá trình hấp thụ glucose. Điều này rất hữu ích cho quá trình điều trị bệnh.

Nếu làm trứng chiên, mọi người có thể chuyển dầu chiên sang một loại dầu tốt cho sức khỏe tim mạch hơn, chẳng hạn như dầu ngô, hạt cải hoặc dầu ô liu.

2. Liều lượng ăn trứng phù hợp

Theo Healthline, nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên ăn trứng ít hơn ba quả một tuần. Nếu bạn chỉ ăn lòng trắng trứng, bạn có thể ăn nhiều hơn.

3. Có dấu hiệu này thì không nên ăn trứng

Những người có lipid máu đặc biệt cao và cholesterol cao nên giảm ăn lòng đỏ trứng hoặc có thể bỏ ăn trứng. Những người béo phì, huyết áp tăng cao cần ăn trứng theo sự tư vấn của bác sĩ.

benh-nhan-tieu-duong-an-trung-ga-tot-cho-duong-huyet-tuy-nhien-khi-an-can-ghi-nho-4-nguyen-tac-quan-trong-sau-day

4. Không nên chế biến trứng với đường

Trứng gà tốt cho sức khỏe người tiểu đường tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường không nên sử dụng trứng gà cho món thịt kho hay thêm đường vào trứng để gia tăng hương vị. Điều này sẽ khiến cho các axit amin trong protein của trứng tạo thành một liên hợp gọi là fructosyl-lysine - một chất khó hấp thụ trong cơ thể, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hơn nữa, lượng đường bổ sung cho món trứng cũng có thể làm đường huyết gia tăng quá mức.

Theo GiaDinh