Bể bơi công cộng chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm bệnh tai mũi họng

Các vi khuẩn gây hại và chất cyanogen chloride được tìm thấy trong nước bể bơi là nguyên nhân chính gây bệnh viêm nhiễm tai mũi họng khi đi bơi ở bể bơi công cộng.

Vì sao đi bơi ở bể bơi công cộng lại dễ bị viêm nhiễm tai mũi họng?

Bơi lội là một hoạt động thể thao rất tốt cho sức khỏe và giúp chúng ta giữ dìn vóc dáng. Đây cũng là một thú vui không thể thiếu trong ngày hè oi ả. Tuy nhiên việc bơi ở các bể bơi công cộng không đảm bảo vệ sinh rất có thể bạn sẽ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm. Trong đó có bệnh viêm nhiễm tai mũi họng là bệnh khá phổ biến và thường gặp đối với những người thường hay bơi ở bể bơi công cộng.

Trong sinh hoạt hàng ngày các cơ quan tai, mũi, họng được xem là cửa ngõ tiếp xúc trực tiếp với môi tường bên ngoài và chịu ảnh hưởng đầu tiên của các nguồn bệnh. Chính vì thế khi đi bơi ở bể bơi công cộng phải tiếp xúc với nước ở bể bơi trong thời gian lâu rất dễ viêm nhiễm tai mũi họng.

be-boi-cong-cong-chua-vi-khuan-gay-viem-nhiem-benh-tai-mui-hong

Nguy cơ viêm nhiễm bệnh tai mũi họng rất cao khi bơi ở bể bơi công cộng (Ảnh minh họa)

Đối với bể bơi quá đông người hoặc lâu ngày không thay nước sẽ tích tụ mồ hôi, nước tiểu tạo điểu kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm độc hại phát triển, đặc biệt là chất cyanogen chloride, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm nhiễm tai mũi họng ở bể bơi. Khi chất này đi vào tai sẽ hủy hoại chất bảo vệ ống tai, giúp cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn gây nên bệnh viêm ống tai ngoài.

Không những thế,  khi bơi các chất gây hại theo nước đi vào mũi sẽ làm tăng tiết dịch gây viêm mũi, viêm xoang, ở trẻ em có thể gây kích thích dẫn đến hiện tượng tắc vòi nhĩ và viêm tai giữa. Ngoài ra, trong lúc bơi vô tình chúng ta có thể uống phải nước hoặc sặc nước ở bể bơi đưa vi khuẩn, nấm mốc trực tiếp vào họng rất dễ bị rát họng và viêm họng.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh tai mũi họng khi  bơi ở bể bơi công cộng?

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm tai mũi họng khi đi bơi ở bể bơi cộng cộng bạn nên chọn những bể bơi đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh những bể bơi quá đông người. Khi đi bơi cần trang bị thêm cho mình nút bịt tai để hạn chế nước bể bơi vào tai và nên hạn chế tối đa tình trạng sặc nước, nước lọt vào mũi họng.

Bên cạnh đó, khi tắm bơi xong ở bể bơi, bạn nên xì mũi nhẹ sau đó dùng nước nuối sinh lí để rửa sạch mũi và súc miệng, không nên dùng tăm bông để ngoáy tai vì sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn đi sâu vào trong tai gây viêm nhiễm tai. Lưu ý, đối với những người bị viêm nhiễm tai mũi họng tuyệt đối không nên bơi ở bể bơi công cộng vì như thế sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn và gây những biến chứng khôn lường.

Theo GiaDinhVietNam