Bài văn tả công việc bố mẹ của học sinh lớp 3 khiến cô giáo phải mời phụ huynh lên gặp mặt

Một tài khoản facebook đã đăng tải một bài văn tả công việc của bố mẹ em của học sinh tiểu học. Không biết bên ngoài công việc của bố mẹ bé thế nào nhưng khi vào văn, ông bố và bà mẹ trở nên hài hước và khiến người khác chẳng nhịn nổi cười.

bai-van-ta-cong-viec-bo-me-cua-hoc-sinh-lop-3-khien-co-giao-phai-moi-phu-huynh-len-gap-mat

bai-van-ta-cong-viec-bo-me-cua-hoc-sinh-lop-3-khien-co-giao-phai-moi-phu-huynh-len-gap-mat

bai-van-ta-cong-viec-bo-me-cua-hoc-sinh-lop-3-khien-co-giao-phai-moi-phu-huynh-len-gap-mat

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả về công việc của bố mẹ em. 

Nguyên văn bài miêu tả như sau:

“Công việc của mẹ em là làm nội trợ. Hàng ngày khi kim ngắn chỉ vào số 6, kim dài chỉ số 3 là cả nhà phải giữ im lặng cho mẹ làm việc.

Có lần em và em trai em đùa nghịch rõ to đã bị mẹ tát cho mỗi đứa một cái và bảo “chúng mày im đi không, nhầm hết bảng phách của tao bây giờ”. Trong lúc làm việc mẹ em rất tập trung, thỉnh thoảng lại nói “một nhân bảy mươi bạch thủ, tổng chia hết cho 3, lô rơi”.

Mẹ bảo phải học toán thật giỏi mới làm được. Hôm em xem trên vô tuyến có chú chim bồ câu đưa thư, em lại nhớ đến mẹ cứ hay quát bố “chuyển giấy cho nhà Dung Phượng chưa, có mỗi việc đấy mà quên suốt thế, nó nổ cho một cái thì bán nhà ra đê mà ở”.

Sợ bố hay quên lại phải bán nhà ra đê nên em đã nảy ra một suy nghĩ bảo với mẹ “mẹ ơi mẹ nuôi chim bồ câu đi, mẹ buộc giấy vào chân chim bồ câu để nó chuyển giấy đến nhà bác Phượng đi, nó nổ một cái thì không phải bán nhà, con sợ ra đê lắm”.

Mẹ định giơ tay tát em đã chạy kịp “nó mà bay đến đồn công an thì chết tao à”. Mẹ bảo có ai hỏi thì phải bảo là “tao làm nội trợ”. Còn công việc của bố em là đi đánh bài và nấu cơm cho cả nhà”.

Ngay sau khi xuất hiện bài văn được cho là của một học sinh lớp 3 viết, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Điều đáng nói, bài văn này lại bị cho 1 điểm với lời phê của giáo viên “mai mời phụ huynh lên gặp cô”.

“Bài văn tả thực hay thế tại sao giáo viên lại cho học sinh 1 điểm. Thật vô lý quá. Thứ nhất cháu miêu tả chân thật công việc của bố mẹ.

Thứ hai cháu không nói dối, văn chương cô giáo dạy viết cái không đúng sự việc là sai. Thứ ba tuy có sai chính tả chút, nhưng cháu viết sinh động. Đọc dễ hiểu.

Thứ tư bố mẹ cháu làm nghề lô đề, nó là một nghề cháu tả liên quan gì đến cô mà kêu mời phụ huynh nhể. Cuối cùng cô cho 1 điểm là cô vô lý quá. Bài này ít cũng 6 điểm và cộng thêm 1 điểm vì cháu thật thà ko gian dối”, một bạn đọc bình luận.

“Ngoài việc cháu viết sai lỗi chính tả hơi nhiều thì nội dung rất dễ hiểu, sinh sộng. Nếu cô giáo cho học sinh 1 điểm thì nên xem xét lại”, bạn đọc khác cho biết.

Cô giáo Mai Phương L – giáo viên trường Tiểu học Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay:

“Nếu bài văn này là do học sinh viết thật thì em xứng đáng được điểm cao vì chi tiết tả thực trong bài. Không ai nói nghề lô đề là nghề mà học sinh không được viết vào bài văn. Theo tôi nghĩ cô giáo không nên cho điểm 1 với bài văn này vì học sinh viết văn hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của đề bài.

Có điều phải trừ điểm vì trình bày xấu và sai lỗi chính tả nhiều. Trừ điểm để lần sau học sinh cố gắng viết đẹp hơn”.

Kể từ khi đăng tải, bài viết của học sinh lớp 3 nhận hàng nghìn lượt chia sẻ.

Theo ĐKN