7 thói quen gây hại thận khủng khiếp, chuyên gia khuyến cáo nên từ bỏ ngay hôm nay!

Thận là cơ quan giải độc thiết yếu của cơ thể, nếu bạn không chú ý bảo vệ thận sẽ gây tích tụ một lượng lớn chất độc, từ đó sinh ra hàng loạt bệnh tật cho cơ thể.​

Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu và các chất thải, chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nên nước tiểu. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, ước tính mỗi ngày 2 thận khỏe mạnh sẽ lọc khoảng 200 lít máu và tạo ra 2 lít nước tiểu.

Thận giúp giữ lại các chất dinh dưỡng cần thiết trong máu, do đó, nhiệm vụ của bạn là giữ cho thận khỏe mạnh để thực hiện tốt chức năng của nó.

7-thoi-quen-gay-hai-than-khung-khiep-chuyen-gia-khuyen-cao-nen-tu-bo-ngay-hom-nay

Ảnh minh họa

Trong thực tế, thường xuyên ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh sẽ là gánh nặng cho thận, thậm chí làm hỏng cấu trúc trong thận theo thời gian.

Để duy trì hoạt động tốt các chức năng thận, bạn cần từ bỏ sớm 7 thói quen xấu sau đây:

Đồ ăn chứa nhiều muối

Một số người luôn thích ăn một số món mặn hơn bình thường, chẳng hạn như dưa muối chua hoặc đồ nướng, thực phẩm chế biến sẵn… Nhưng nếu ăn thường xuyên, bạn sẽ hấp thụ quá nhiều muối vào cơ thể và khiến thận phải chịu gánh nặng lớn. Không những thế, khi lượng muối nạp vào cơ thể vượt quá tiêu chuẩn cũng dễ gây ra bệnh cao huyết áp.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo lượng muối ăn hàng ngày của người lớn không vượt quá 5g.

Ăn quá nhiều thịt đỏ

7-thoi-quen-gay-hai-than-khung-khiep-chuyen-gia-khuyen-cao-nen-tu-bo-ngay-hom-nay

Ảnh minh họa

Protein cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng nếu thận của bạn không hoạt động bình thường thì việc ăn quá nhiều protein có thể gây hại thận.

Theo một nghiên cứu ở Singapore về mối quan hệ của các chế độ ăn protein và chức năng thận thì những người ăn nhiều thịt đỏ tăng đến 45% nguy cơ bệnh thận so với người ăn ít nhất. Trong khi đó, không có mối liên hệ nào giữa việc ăn thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, đậu nành và đậu với những người có chức năng thận yếu.

Uống quá ít nước

Khi uống ít nước, nồng độ muối canxi trong nước tiểu sẽ tăng cao, phát sinh bệnh sỏi thận. Không uống đủ nước, cơ thể sẽ mất nước, tổn thương mạch máu, nặng hơn có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính, bệnh tim mạch…

Vì vậy, chúng ta phải đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, tùy theo nhu cầu của cơ thể và độ tuổi. Nhất là khi thời tiết nắng nóng, nếu không bổ sung nước đầy đủ sẽ dễ khiến cơ thể bị mệt mỏi.

Nhịn tiểu thường xuyên

Một số người thường xuyên nhịn tiểu do công việc hoặc các lý do khác. Tình trạng này dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí gây viêm bể thận. Vì vậy, khi có cảm giác buồn tiểu, bạn phải đi vệ sinh ngay.

Lạm dụng thuốc

Việc lạm dụng thuốc thường có nguy cơ gây hại cho thận. Bởi vậy, nếu bị ốm thông thường, bạn không nên tự mua thuốc uống. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng bất kỳ dược phẩm nào.

Nói chung, thận là cơ quan giải độc thiết yếu của cơ thể. Nếu bạn không chú ý bảo vệ thận sẽ gây tích tụ một lượng lớn chất độc, từ đó sinh ra hàng loạt bệnh tật.

Tập luyện quá sức

Luyện tập quá sức trong thời gian dài có thể gây ra tiêu cơ vân - khi các mô cơ bị tổn thương và bị vỡ rất nhanh. Điều này khiến nhiều chất hòa tan vào máu, có thể làm tổn thương thận và khiến thận bị hư. 

Lời khuyên của các chuyên gia là đừng tập quá sức. Hãy xây dựng các bài tập một cách từ từ - đừng đột nhiên tập nặng. Nếu có thể, hãy tránh tập ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau cơ và đi tiểu có màu sẫm.

Thức khuya

Nếu bạn không ngủ trước 11 giờ mỗi đêm tức là đã thức khuya. Thức khuya đầu tiên làm tổn thương gan của chúng ta, bởi vì gan và thận là tương đồng. Nếu gan bị tổn thương, chắc chắn sẽ mang đến những phiền toái cho thận, vì vậy thức khuya sẽ làm tổn thương gan và thận.

Theo GiaDinh