7 loại thực phẩm giúp hạn chế tình trạng cháy nắng

Một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm có thể giúp bảo vệ làn da, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương do cháy nắng…

Bị cháy nắng có thể gây khó chịu trong thời gian ngắn và làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư theo thời gian. Một số loại thực phẩm có thể làm giảm các triệu chứng, giúp da lành nhanh hơn và giảm nguy cơ ung thư.

1. Thực phẩm giàu beta caroten giúp giảm cháy nắng

Cà rốt là một trong những thực phẩm tốt nhất nên ăn, nếu bạn bị cháy nắng nhờ chất beta carotene có trong loại rau này. Beta caroten là thành phần nổi bật của carotenoid, một chất có màu tự nhiên, thường mang sắc đỏ, cam và xanh đậm xuất hiện trong chế độ ăn hằng ngày.

Cùng với cà rốt, khoai lang và dưa vàng... cũng chứa loại beta caroten quan trọng này. Thực phẩm không có màu cam như rau lá xanh (rau bina) cũng là nguồn chứa nhiều beta carotene.

Carotenoid tích tụ ở lớp ngoài của da tạo thành một hàng rào bảo vệ chống lại các tác động từ môi trường, bao gồm cả bức xạ tia cực tím (UV). Điều đó giúp bảo vệ chống lão hóa da bằng cách thúc đẩy độ đàn hồi và hydrat hóa của da, đồng thời giảm sự phát triển của nếp nhăn và các đốm đồi mồi.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cung cấp đủ lượng beta carotene trong chế độ ăn uống, có thể giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia cực tím, giảm cháy nắng.

 

 

2. Quả bơ

Bơ giàu chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C… giúp bảo vệ tế bào da khỏi tác hại của các gốc tự do (thành phần gây ra nếp nhăn và lão hóa). Bơ cũng chứa lutein, một loại carotenoid giúp thúc đẩy độ đàn hồi của da. Trong khi đó, axit oleic và chất diệp lục trong bơ giúp giảm mẩn đỏ và viêm.

7-loai-thuc-pham-giup-han-che-tinh-trang-chay-nang

Bơ giàu chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C... giúp chống lão hóa.

3. Cà chua và bột cà chua

Thưởng thức một món ăn làm từ bột cà chua hay cà chua không chỉ giúp ngon miệng hơn mà còn giúp hỗ trợ sức khỏe làn da, đặc biệt hữu ích với da bị cháy nắng.

Bột cà chua có chứa lycopene, một loại caroten có thể bảo vệ da. Trong một nghiên cứu năm 2001, những người ăn 55 gam bột cà chua với 10 gam dầu ô liu mỗi ngày, trong 12 tuần, ít bị ban đỏ do tiếp xúc với tia cực tím hơn, so với những người không ăn bột cà chua trong chế độ ăn của họ.

Các nghiên cứu khác cũng đã phát hiện ra rằng tiêu thụ cà chua có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

4. Quả lựu

Lựu là một nguồn giàu chất polyphenolic, có tác dụng chống viêm , chống oxy hóa và chống ung thư. Trái cây này cũng có thể giúp bạn chữa lành vết cháy nắng.

Trong một nghiên cứu, cả nước ép lựu và chiết xuất lựu đều hiệu quả hơn giả dược trong việc tăng liều lượng tối thiểu của tia UVB cần thiết để gây ra ban đỏ. Điều này cho thấy tác dụng nổi bật của lựu trong việc chống lại tổn thương tế bào do tia UVB gây ra.

5. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây , quả việt quất, quả mâm xôi… có chứa nhiều chất chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ làn da trong mùa hè. Chất chống oxy hóa tự nhiên trong quả mọng có thể giúp giảm tác hại của việc tiếp xúc với tia cực tím và bảo vệ da khỏi lão hóa, cháy nắng.

Chất chống oxy hóa tự nhiên trong quả mọng có thể giúp giảm tác hại của việc tiếp xúc với tia cực tím và bảo vệ da khỏi lão hóa và cháy nắng.
7-loai-thuc-pham-giup-han-che-tinh-trang-chay-nang

Dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa.

 

6. Dưa hấu

Một trong những nguồn cung cấp lycopene khác là dưa hấu, loại quả phổ biến có trong mùa hè. Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Khoa học Thực nghiệm và Lâm sàng, dưa hấu chứa nhiều lycopene hơn khoảng 40% so với cùng một lượng cà chua.

Dưa hấu có thêm lợi ích là dưỡng ẩm nhiều hơn hầu hết các loại trái cây, khiến nó trở thành một thực phẩm hoàn hảo cho làn da khỏe mạnh. Phần màu đỏ đậm của dưa hấu có nhiều lycopene nhất.

7. Trà xanh

Epigallocatechin gallate (hay EGCG) là một loại chất dinh dưỡng có trong trà xanh, có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

Trong một nghiên cứu công bố trên Archives of Biochemy and Biophysic, khi cho chuột uống trà xanh trong 31 tuần trong khi cho chúng tiếp xúc với tia UV, những con chuột uống trà ít bị ung thư da hơn đáng kể so với nhóm chuột không uống trà xanh.

Các hợp chất từ thực vật có trong trà xanh có thể mang lại tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Các polyphenol trong trà xanh cung cấp sự bảo vệ thông qua các đặc tính chống viêm và khả năng tăng cường sửa chữa DNA.

Tác dụng phụ của cháy nắng trong thời gian ngắn bao gồm viêm, ngứa và bong tróc. Về lâu dài, bị cháy nắng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Phơi nắng thường xuyên cũng có thể dẫn đến nếp nhăn và đốm nâu trên một số tông màu da.

Bạn có thể ngăn ngừa cháy nắng bằng cách:

  • Không ra ngoài trời vào thời điểm nắng gắt nhất trong ngày.
  • Ở trong bóng râm, cây hoặc nơi trú ẩn khác
  • Đội mũ có vành che hết mặt, tai và gáy
  • Sử dụng kem chống nắng phổ rộng ngăn chặn cả tia UVA và UVB...

Ăn uống đầy đủ có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau khi bị cháy nắng, nhưng tốt hơn hết bạn nên cố gắng tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều ngay từ đầu.

Bao gồm một số loại thực phẩm và đồ uống trong chế độ ăn uống của bạn sau khi bạn bị cháy nắng có thể hỗ trợ quá trình chữa lành da trong thời gian ngắn và thậm chí giúp giảm nguy cơ mắc các hậu quả lâu dài như ung thư da. Điều tốt nhất bạn có thể làm cho làn da và sức khỏe tổng thể của mình là ngăn ngừa cháy nắng.

Nói chung, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm là cách tốt nhất để bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Nhưng điều quan trọng là tập trung vào việc ăn toàn bộ thực phẩm và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng.

Mặc dù một loại thực phẩm sẽ không làm biến mất các nếp nhăn một cách kỳ diệu, nhưng việc kết hợp nhiều thực phẩm nguyên chất, giàu chất dinh dưỡng hơn vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp bảo vệ làn da của bạn và làm chậm các dấu hiệu lão hóa …

Theo GiaDinh