7 loại rau này có thể có "độc tố" riêng, bác sĩ khuyến cáo: Nhớ chần qua trước khi ăn kẻo bệnh vào từ miệng!

Có người cho rằng ăn thịt thường xuyên không tốt cho sức khỏe nên ăn nhiều rau, nhưng có những loại rau nếu không chế biến đúng cách ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bữa ăn gia đình hiện đại không còn dừng ở lượng mà còn đòi hỏi về chất, có câu “bệnh từ miệng mà ra” không phải là không có căn cứ.

Làm sao để vừa ngon mà vừa đảm bảo sức khỏe đã trở thành vấn đề được quan tâm nhất của chúng ta hiện nay. Trong thời điểm dịch bệnh, việc bổ sung rau quả trong mỗi bữa ăn hàng ngày là việc không thể thiếu, bởi trong rau củ chứa nhiều loại vitamin, chất xơ, khoáng chất, nước, axit amin và các chất dinh dưỡng khác.

Nhiều người thích chần rau trong nồi trước khi chế biến cầu kỳ hơn, dù là rau hay thịt thì việc chần có thể loại bỏ tạp chất và vi khuẩn bám trên bề mặt thực phẩm một cách hiệu quả. Những loại rau củ sau đây nên chần trước khi nấu sẽ loại bỏ được tương đối những chất gây hại cho cơ thể.

1. Bông cải xanh

Bông cải xanh rất giàu vitamin, cơ thể con người có thể dễ dàng hấp thụ và sử dụng nhưng dễ mang theo trứng sâu, phân bón hoặc thuốc trừ sâu. Vì vậy trước khi chế biến các món chiên xào hay nấu canh, nên rửa dưới vòi nước sạch, hoặc ngâm trong nước muối, rửa sạch nhiều lần, sau đó đem chần qua nước sôi vừa giúp loại bỏ tạp chất, rau cũng có màu xanh lục đẹp mắt hơn.

7-loai-rau-nay-co-the-co-doc-to-rieng-bac-si-khuyen-cao-nho-chan-qua-truoc-khi-an-keo-benh-vao-tu-mieng

2. Cần tây

Cần tây được công nhận là "thần dược giảm huyết áp". Một lượng lớn cellulose chứa trong cần tây có thể cải thiện các chức năng tiêu hóa và nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết phân và giảm bớt những phiền toái của táo bón.

Cần tây có chứa một thành phần glycoside đặc biệt, trước khi ăn cần tây nếu không được nấu chín sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thụ bình thường của cơ thể, thời gian nấu chín sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng của cần tây.

7-loai-rau-nay-co-the-co-doc-to-rieng-bac-si-khuyen-cao-nho-chan-qua-truoc-khi-an-keo-benh-vao-tu-mieng

3. Đậu

Các loại đậu thường dùng là đậu xanh, đậu lăng … thuộc loại cây thảo, đậu có tác dụng bổ tỳ vị, người bị tỳ vị hư nhược có thể dùng thường xuyên, có tác dụng lợi tiểu tiêu sưng, đậu ván cũng rất giàu protein, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu trong cơ thể con người.

Các loại họ đậu cũng phù hợp hơn với bệnh nhân tiểu đường, vì chỉ số đường huyết tương đối thấp, là loại rau giàu chất xơ, nhưng khi ăn cũng cần hết sức lưu ý.

Đậu xanh rất giàu chất dinh dưỡng và kích thích tố thực vật nhưng không thích hợp để ăn sống, chứa một lượng lớn saponin, nếu không nấu chín sẽ có thể bị ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm do ăn đậu hầu hết có biểu hiện ra mồ hôi lạnh, chân tay tê mỏi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, sốt, vì vậy nên chần đậu trước rồi mới nấu lượt thứ hai để đảm bảo đậu chín kỹ.

7-loai-rau-nay-co-the-co-doc-to-rieng-bac-si-khuyen-cao-nho-chan-qua-truoc-khi-an-keo-benh-vao-tu-mieng

4. Rau chân vịt

Rau chân vịt chứa hàm lượng sắt và canxi vô cùng phong phú, tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng rau chân vịt chứa quá nhiều axit oxalic. Nếu dùng quá nhiều axit oxalic sẽ gây rối loạn tiêu hóa và cản trở quá trình hấp thụ canxi, bạn không cần thiết phải bỏ qua món rau chân vịt vì axit oxalic, vì chần có thể khử axit oxalic trong rau chân vịt rất tốt.

7-loai-rau-nay-co-the-co-doc-to-rieng-bac-si-khuyen-cao-nho-chan-qua-truoc-khi-an-keo-benh-vao-tu-mieng

5. Hoa hiên vàng

Hoa hiên vàng (kim châm) không chỉ giàu axit oxalic mà còn có chất colchicine có độc tính cao, được WHO công nhận là chất gây ung thư bậc 1. Cơ thể con người bị axit dịch vị hấp thụ, phân hủy và oxy hóa, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, ung thư phổi và ung thư dạ dày. Trước khi ăn hoa hiên vàng phải được luộc qua nước sôi, các chất độc hại được phân hủy ở nhiệt độ cao 100 độ để giảm độc hại cho cơ thể con người.

7-loai-rau-nay-co-the-co-doc-to-rieng-bac-si-khuyen-cao-nho-chan-qua-truoc-khi-an-keo-benh-vao-tu-mieng

6. Nấm

Nấm mèo là một loại thực phẩm có màu đen rất đặc biệt, ăn nấm thường xuyên có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ tóc, đồng thời có thể thúc đẩy lưu lượng máu, bổ sung các nguyên tố giàu chất sắt, ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Chất polysaccharid trong nấm là nguồn dinh dưỡng chính của nấm có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, chống loét miệng, thúc đẩy máu lưu thông, đạt được mục đích hạ lipid máu, ổn định huyết áp.

Trước khi ăn nấm, bạn cần ngâm nấm trước với nước ấm, hoặc chần qua nước trước để nấm ở trạng thái bông, có lợi hơn cho sức khỏe và có thể khử độc tố trong nấm hiệu quả.

7-loai-rau-nay-co-the-co-doc-to-rieng-bac-si-khuyen-cao-nho-chan-qua-truoc-khi-an-keo-benh-vao-tu-mieng

7. Các loại rau có chứa oxalat

Axit oxalic là một chất rất đặc biệt, nhiều loại rau lá xanh có chứa một lượng lớn axit oxalic như rau muống, cải cúc, măng…

Ăn một lượng lớn rau quả có chứa axit oxalic và kiềm trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và nhu động ruột của con người, dễ hình thành sỏi đường tiêu hóa, rau quả có chứa nhiều axit oxalic và kiềm sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và nhu động ruột của con người, vì vậy chúng ta có thể chần qua các loại rau này để loại bỏ axit oxalic.

7-loai-rau-nay-co-the-co-doc-to-rieng-bac-si-khuyen-cao-nho-chan-qua-truoc-khi-an-keo-benh-vao-tu-mieng

Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This

Theo GiaDinh