5 nhóm người cần kiêng rau muống càng sớm càng tốt nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn

Rau muống được xếp vào nhóm thuốc điều trị bệnh tiêu hóa, lợi mật, điều trị vàng da và bệnh gan... nhưng có 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn.

Trong những ngày hè nắng nóng, rau muống là món ăn vô cùng quen thuộc trong các bữa cơm gia đinh Việt. Đây là món ăn với nguyên liệu rẻ, cách chế biến cũng đơn giản không mất quá nhiều thời gian mà hương vị lúc nào cũng hấp dẫn, đưa cơm.

Theo các chuyên gia y tế, rau muống nói chung chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như nhiều chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin..., tốt cho những người kém ăn, thiếu chất đạm, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ tác dụng hạ đường huyết.

Theo đông y, rau muống tính hơi lạnh (tính này giảm khi nấu chín), có tính nhuận tràng nhẹ. Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi, rau muống được xếp vào nhóm thuốc điều trị bệnh tiêu hóa, lợi mật, điều trị vàng da và bệnh gan. Do giàu sắt, rau muống tốt cho người thiếu máu, phụ nữ mang thai.

5-nhom-nguoi-can-kieng-rau-muong-cang-som-cang-tot-neu-khong-muon-benh-tram-trong-hon

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, người mắc 1 trong 4 bệnh dưới đây tuyệt đối không nên ăn rau muống

Không ăn rau muống khi uống thuốc bắc

Lý do là sự tương ố, tương phản giữa các vị thuốc hay các vị thuốc với thực phẩm. Nếu bạn ăn rau muống trong thời gian đang uống thuốc sẽ làm thuốc mất tác dụng, rã thuốc làm bạn mất sức, mất công, mất của và mất thời gian.

Cụ thể, trong thuốc bắc thường có thục địa, sinh địa. Trong rau muống có chất sắt. Nếu ăn cùng nhau sẽ phản ứng với thục địa và sinh địa, sinh chất độc có thể gây suy thận, độc hại với thận. Đây là lý do ngày xưa không bao giờ dùng nồi sắt, đồng để đun thuốc bắc.

Không ăn rau muống khi có vết thương hở

Các chuyên gia chỉ ra, những người đang có vết thương trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da. Chưa kể, chúng sẽ khiến cho chỗ da mới mọc bị ngứa nhiều hơn. Vì thế, chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã khỏe hẳn, da đã lành lại mà thôi.

Không ăn rau muống khi mắc sỏi thận

Đặc biệt, trong rau muống còn chứa hàm lượng oxalat cao, chất này khi vào cơ thể có thể kết tủa ở thận, gây sỏi thận, sỏi niệu đạo. Trong khi đó, bệnh gút cũng có thể làm tăng nguy cơ kết tủa tinh thể urat, gây nên sỏi thận. Vì vậy, những người bị bệnh gút ăn rau muống sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường.

Không ăn rau muống khi mắc bệnh viêm khớp

Nếu bạn gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.

Không ăn rau muống khi hệ tiêu hóa yếu

Hãy nhớ, ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.

5-nhom-nguoi-can-kieng-rau-muong-cang-som-cang-tot-neu-khong-muon-benh-tram-trong-hon

Ảnh ninh họa

Cách chọn rau muống an toàn

Rau trồng ở các nơi có nguồn nước bẩn hay nhiều chất hữu cơ như kênh rạch, nguồn nước thải từ nhà máy... thường có màu xanh đậm, cọng rau và lá to bất thường, rau tươi bẻ rất giòn...

Nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường. Ngâm rau trong nước muối loãng, rửa nhiều nước và trữ trong tủ lạnh vài ngày để phân hủy bớt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nếu có.

Hạn chế ăn rau muống nếu bạn bị gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, huyết áp cao. Người đang có vết thương mềm ngoài da, ăn rau muống dễ để lại sẹo lồi. Người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc bị đau xương khớp, viêm, đau nhức, cũng không nên ăn.

Theo GiaDinh