150.000 chiếc khẩu trang y tế chờ "xuất ngoại" và trách nhiệm của Chi nhánh công ty ANPHA

Đội QLTT số 3 đã tạm giữ toàn bộ 86 kiện hàng chưa 150.000 khẩu trang y tế để phối hợp với đại diện Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất và Đội 6 thuộc Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định.

Nguồn tin từ Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh cho biết, lúc 12 giờ ngày 7/2/2020, Đội QLTT số 3 thuộc phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện 86 kiện hàng chứa 150.000 chiếc khẩu trang các loại tại địa chỉ số 30 đường Phan Thúc Duyện, Phường 4, quận Tân Bình. Lực lượng chức năng xác định, số kiện hàng này do Chi nhánh Công ty Cổ phần vận tải và chuyển phát nhanh ANPHA (Chi nhánh công ty ANPHA) nhận vận chuyển thuê cho các khách hàng nhờ xuất đi nước ngoài.

150-000-chiec-khau-trang-y-te-cho-xuat-ngoai-va-trach-nhiem-cua-chi-nhanh-cong-ty-anpha
150.000 khẩu trang y tế chờ "xuất ngoại" tại Chi nhánh công ty ANPHA đang được QLTT tạm giữ để xử lý

Làm việc với lực lượng kiểm tra, đại diện Chi nhánh công ty ANPHA trình bày, các chủ hàng không cung cấp hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa cho bên Chi nhánh ANPHA lưu giữ, và Chi nhánh ANPHA hiện vẫn chưa liên hệ được với các khách hàng để đề nghị đến làm việc với Đội QLTT số 3 theo quy định.

Xử lý thế nào trong trường hợp này? Tieudung.vn trao đổi với Luật sư  Trần Văn Duẩn – Văn phòng Luật sư Thanh Niên để làm rỗ vấn đề này!

PV: Chi nhánh công ty ANPHA có trách nhiệm gì trong trường hợp này, thưa luật sư?

- Luật sư Trần Văn Duẩn : Khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, hàng hóa đã được lưu giữ tại địa chỉ của Công ty (số 30 đường Phan Thúc Duyện, Phường 4, quận Tân Bình. Và Công ty cũng đã thừa nhận nhận vận chuyển thuê cho các khách hàng nhờ xuất đi nước ngoài.

Thông tin này mặc nhiên “thừa nhận” giữa Chi nhánh ANPHA với khách hàng đã xác lập một hợp đồng dịch vụ. Trường hợp này là “Hợp đồng vận chuyển tài sản”.

Điều 530 Bộ Luật Dân sự 2015 về Hợp đồng vận chuyển tài sản nói rõ ” Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.”.

Như vậy, rõ là Chi nhánh ANPHA có đầy đủ thông tin của chủ thể gửi hàng. Và ANPHA phải có trách nhiệm hợp tác với lực lượng kiểm tra như cung cấp những thông tin về chủ hàng, cũng như có trách nhiệm thông báo cho chủ hàng đến làm việc theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Làm việc với lực lượng kiểm tra, đại diện Chi nhánh công ty ANPHA trình bày, các chủ hàng không cung cấp hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa cho bên Chi nhánh ANPHA lưu giữ. Vậy ANPHA có phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này?

- Điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật Giao thông đường bộ 2008 về  quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa quy định: Người kinh doanh vận tải hàng hóa có quyền yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của thông tin đó;…

Đồng thời, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 74 của Luật Giao thông đường bộ 2008 thì, người thuê vận tải hàng hóa có nghĩa vụ: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hóa trước khi giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hóa đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa đầy đủ, rõ ràng; giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng; …

Trường hợp Chi nhánh công ty ANPHA vì lý do nào đó mà không yêu cầu chủ hàng cung cấp hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa; hoặc chủ hàng không cung cấp hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa mà Chi nhánh công ty ANPHA và chủ hàng vẫn xác lập hợp đồng vận chuyển, thì cả đôi bên đều vi phạm quy định của pháp luật.

Cho đến khi cơ quan chức năng chưa làm việc với chủ lô hàng,  Chi nhánh công ty ANPHA có bị xử lý theo quy định của pháp luật? Và xửa lý ra sao thưa luật sư?

- Theo quy định tại Khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 thì: “Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

Trong trường hợp này, mặc dù Chi nhánh công ty ANPHA có cung cấp thông tin địa chỉ của chủ hàng, tuy nhiên khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, thì Chi nhánh công ty ANPHA là chủ thể bị kiểm tra và phải có trách nhiệm xuất trình hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Nếu chưa xuất trình được các chứng từ như đã nói thì phải yêu cầu chủ hàng đưa các giấy tờ, hóa đơn của hàng hóa để ANPHA xuất trình với cơ quan chức năng.

Trường hợp mà phía chủ hàng hóa không xuất trình được hóa đơn, giấy tờ chứng minh được nguồn gốc của hàng hóa thì ANPHA có thể thỏa thuận với chủ hàng hóa về việc nộp phạt hành chính.

Theo TieuDung24h