14 căn bệnh nhiễm trùng bạn có thể mắc phải khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn, phụ nữ cần thận trọng với căn bệnh số 5

Việc sử dụng nhà vệ sinh bẩn sẽ khiến bạn đối diện với hàng loạt căn bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng. Chủ quan không rửa tay hoặc sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh là những nguyên nhân hàng đầu gây lây lan bệnh.

Nhiều người thắc mắc rằng, tại sao cần phải luôn giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, bởi nó rất quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều căn bệnh nhiễm trùng .

Một số loại vi khuẩn có thể bám trên bồn cầu, nút xả nước, vòi vịt, tay nắm cửa và khu vực xung quanh lối đi lại. Khi những vi khuẩn này tiếp xúc với da người hoặc xâm nhập vào mũi, miệng, mắt thông qua bàn tay bị ô nhiễm, nó sẽ gây ra hàng loại căn bệnh nghiêm trọng, có thể đe dọa tới tính mạng con người, chẳng hạn như một số bệnh sau:

1. Viêm họng hạt

Liên cầu khuẩn là loại vi khuẩn phổ biến nhất thường được tìm thấy trong nhà vệ sinh. Nó chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm họng hạt.

Vì vi khuẩn rất dễ lây lan, nên nó có thể lây nhiễm cho người qua các đồ vật trong phòng tắm, nếu có sự tiếp xúc của người bệnh đã chạm vào.

2. Tiêu chảy

Tiêu chảy do vi khuẩn chủ yếu do vi khuẩn Salmonella hoặc Campylobacter gây ra. Khi một người đi du lịch đến một nơi có điều kiện nhà vệ sinh kém, họ cũng có thể bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn E. coli, Shigella hoặc một số loại ký sinh trùng có trên phân.

14-can-benh-nhiem-trung-ban-co-the-mac-phai-khi-su-dung-nha-ve-sinh-ban-phu-nu-can-than-trong-voi-can-benh-so-5

3. Ebola

Ở các khu vực bùng phát dịch Ebola như Tây Phi, việc lây truyền virus Ebola rất phổ biến qua chất thải của con người.

4. Bệnh tả

Bệnh tả được xem như một bệnh truyền nhiễm cấp tính, xảy ra ở đường tiêu hóa, do vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Vi khuẩn này rất dễ lây lan trong điều kiện nhà vệ sinh kém, nếu bàn tay bị nhiễm khuẩn vô tình tiếp xúc với đồ ăn, rồi thông qua miệng, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể người. Biểu hiện chính của bệnh này là nôn và tiêu chảy nghiêm trọng, người bệnh mất nước, nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ tử vong.

5. Bệnh lậu

Đây là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), có thể lây lan qua bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Nhiễm lậu có thể gây ra các triệu chứng như tiết dịch âm đạo nhiều và có màu xanh trong thời gian ngắn.

14-can-benh-nhiem-trung-ban-co-the-mac-phai-khi-su-dung-nha-ve-sinh-ban-phu-nu-can-than-trong-voi-can-benh-so-5

Bệnh lậu có thể lây lan qua bệ ngồi trong nhà vệ sinh.

6. Nhiễm trùng da

Vi khuẩn Streptococci có thể gây nhiễm trùng da từ nhẹ đến nặng như ghẻ lở và viêm cân gan chân qua bồn cầu của nhà vệ sinh công cộng. Vi khuẩn này cũng có thể gây mụn nhọt ở mông và kích ứng vùng da quanh hậu môn.

7. Viêm phổi

Có những nghiên cứu đã chỉ ra sự hiện diện của vi khuẩn viêm phổi trên điện thoại di động của các nhân viên y tế. Các vi khuẩn này được suy đoán là lây lan từ nhiều nguồn, bao gồm cả bệ ngồi trong nhà vệ sinh. Điều này có thể đã xảy ra khi một người đã sử dụng điện thoại di động của họ khi đi tiểu và không rửa tay.

8. Rận mu

Rận mu chủ yếu được tìm thấy ở vùng lông mu. Chúng lây lan chủ yếu qua bồn cầu hoặc quan hệ tình dục. Ngứa vùng kín vào ban đêm là triệu chứng chính của căn bệnh này.

9. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thói quen đi vệ sinh kém có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu . Căn bệnh này phổ biến ở phụ nữ trẻ, đặc biệt là những người có thói quen sử dụng nhà vệ sinh bẩn.

14-can-benh-nhiem-trung-ban-co-the-mac-phai-khi-su-dung-nha-ve-sinh-ban-phu-nu-can-than-trong-voi-can-benh-so-5

Nhiễm đường tiết niệu phổ biến ở phụ nữ trẻ.

10. Ban đỏ

Liên cầu nhóm A là nguyên nhân chính gây ra bệnh ban đỏ, cùng loại vi khuẩn gây viêm họng. Chúng chủ yếu lây lan qua đường niêm mạc tai mũi họng, thông qua dịch tiết mũi, hắt hơi, ho.

11. Ngộ độc thực phẩm

Khi tay bị nhiễm khuẩn nhưng tiếp xúc với đồ ăn rất dễ gây ra ngộ độc thực phẩm. Điều này có thể xảy ra khi một người không rửa tay sau khi vào phòng tắm hoặc nhà vệ sinh công cộng. Vi khuẩn Salmonella rất dễ lây lan trong nhà vệ sinh, dễ khiến các thành viên khác trong nhà bị nhiễm bệnh.

12. Nhiễm viêm gan A

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường phân và miệng. Các triệu chứng của nhiễm trùng viêm gan A bao gồm sốt, buồn nôn và đau quặn bụng. Thời gian ủ bệnh của virus kéo dài, đó là lý do tại sao trong giai đoạn đầu của bệnh thường không được phát hiện.

13. Cảm lạnh và cảm cúm

Virus cảm lạnh và cúm cũng là một trong những bệnh nhiễm virus phổ biến có thể lây lan khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn. Chúng có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm như nhức đầu, sốt, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

14. Co thắt dạ dày

Co thắt dạ dày có thể do nhiễm vi khuẩn E-coli qua bồn cầu bị ô nhiễm. Đôi khi, tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ, gây ra những cơn đau quặn bụng một cách dữ dội kèm theo phân có lẫn máu và nôn mửa.

Theo Trí thức trẻ