10 hành động tưởng có hại nhưng cha mẹ khôn ngoan không nên cấm con làm

Cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng và việc áp đặt quan điểm của người lớn đối với trẻ, yêu cầu trẻ tuân thủ nguyên tắc của mình đôi khi sẽ phản tác dụng.

Trong những năm đầu đời, trẻ thường có nhiều hành vi khiến cha mẹ đau đầu như lấy đồ nghịch hay ném đồ khắp nhà. Nhưng trên thực tế, những thói quen tưởng xấu này lại là biểu hiện tự nhiên của sự phát triển tư duy và kỹ năng của trẻ.

1. Làm hỏng quần áo

Khi trẻ khám phá thế giới xung quanh, chúng sẽ không bao giờ để ý đến việc bộ quần áo có giá bao nhiêu, tên của hãng quần áo mà chúng đang lăn lê trên cỏ.

Nếu bạn cảm thấy quá lãng phí khi trẻ làm hỏng bộ quần áo đắt tiền mà cấm cho trẻ vui chơi thoải mái thì tốt nhất bạn nên chia tủ quần áo của trẻ thành 2 loại: một loại dành cho vui chơi, loại kia dành cho những dịp trang trọng.

2. Sáng tạo trái quy luật

10-hanh-dong-tuong-co-hai-nhung-cha-me-khon-ngoan-khong-nen-cam-con-lam

Không ít người lớn thường lấy vốn hiểu biết của mình làm tiêu chí đáng giá năng lực, trình độ của 1 đứa trẻ vài tuổi. Chỉ cần họ thấy con tô màu củ cà rốt màu xanh thì lập tức mắng mỏ và bắt con sửa lại ngay, còn cấm bé lần sau không được tái phạm.

Những tưởng uốn nắn con từ làm sai thành đúng là tốt cho trẻ. Nhưng lứa tuổi của con là lứa tuổi cần được thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Chứ không phải là thời điểm cần phải làm mọi thứ đều đúng chuẩn. Việc làm ấy của cha mẹ vô tình lại mài mòn và hạn chế sức sáng tạo của con mình.

3. Ăn quà vặt

10-hanh-dong-tuong-co-hai-nhung-cha-me-khon-ngoan-khong-nen-cam-con-lam

Hầu hết mọi đứa trẻ đều thích ăn vặt (bánh rán, bim bim, đồ ăn ngọt, đồ có nhiều bơ sữa,…), chúng ta không nên khuyến khích trẻ ăn những đồ này thường xuyên.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng thỉnh thoảng cha mẹ nên mua đồ ăn vặt cho con sẽ khiến chúng hiểu rằng chúng có thể có một gói khoai tây chiên ở nhà mà không phải ăn cả túi cùng một lúc. Hơn nữa, những đứa trẻ sẽ nhận ra rằng không cần phải giấu một túi kẹo bí mật để ăn vụng.

Nếu bạn cấm cản con tuyệt đối, vô tình đẩy trẻ nảy sinh thói xấu như: ăn vụng, hoặc lấy trộm tiền đi mua đồ ăn.

4. Thích vầy nước

10-hanh-dong-tuong-co-hai-nhung-cha-me-khon-ngoan-khong-nen-cam-con-lam

Phần lớn những đứa trẻ đều thích nghịch nước. Chúng có thể lén mở vòi hoặc nghịch nước thật lâu khi tắm, thậm chí là lấy tay đập xuống mặt nước để nước bắn tung tóe.

Trong quá trình tiếp xúc và khám phá với nước, trẻ có thể cảm thấy các nhiệt độ khác nhau, các dạng vật chất khác nhau, giúp kích thích và phát triển các giác quan.

Nếu lo lắng con sẽ làm ướt hết sàn nhà hoặc bị cảm khi tắm quá lâu, cha mẹ có thể gợi ý một vài trò chơi trong phạm vi kiểm soát và ấn định thời gian thay vì cấm trẻ tham gia vào những trò chơi lý thú.

5. Tiêu tiền cho những thứ vô ích

10-hanh-dong-tuong-co-hai-nhung-cha-me-khon-ngoan-khong-nen-cam-con-lam

Theo một khảo sát, trẻ em hiện đại thường tiêu tiền riêng cho việc đi chơi với bạn bè, thiết bị kỹ thuật số, đồ chơi, quần áo, giày, đồ ăn hoặc tiền đi lại.

Nhiều phụ huynh cho rằng thật ngớ ngẩn khi tiêu tiền cho những thứ vô dụng, vì vậy họ thường cố gắng hạn chế con cái mua những món hàng không cần thiết bằng những lệnh cấm hoặc rao giảng.

Tuy nhiên, cha mẹ nên ngừng sử dụng cách này vì 2 lý do.

Trước hết, khi bạn đã cho con giữ tiền thì đó là tài sản của trẻ. Chúng sẽ là người quyết định nên tiêu tiền cho việc gì. Điều này đặc biệt quan trọng trong những gia đình mà trẻ kiếm được tiền từ làm việc nhà.

Thứ 2, có thể sẽ rất hữu ích cho trẻ khi chúng tiêu tiền vào những việc vô ích rồi sau đó hối hận vì việc đó. Chỉ như vậy trẻ mới học được cách kiểm soát chi tiêu và phân biệt được mong muốn nhất thời với nhu cầu thực sự.

6. Xé giấy

Trẻ con thường thích xé những mẩu giấy nhưng đối với các bà mẹ, ngôi nhà đầy những mẩu giấy vụn thì sẽ thật kinh hoàng.

Trên thực tế, hành động này lại giúp trẻ luyện cách cử động tốt đôi tay. Ngoài ra, khi đôi tay vận động cũng đồng nghĩa với việc bộ não của đứa trẻ đang tư duy. Lúc này, cha mẹ có thể đưa cho con một loại giấy sạch sẽ, không vướng mực, chì,… để xé các hình thù khác nhau, từ đó giúp phát triển tư duy sáng tạo của trẻ.

7. Không thích đến trường

10-hanh-dong-tuong-co-hai-nhung-cha-me-khon-ngoan-khong-nen-cam-con-lam

Đôi khi chúng ta cần chủ động tạo thời gian rảnh cho trẻ, đặc biệt là khi chúng ta nhận thấy rằng chúng bị trầm cảm hoặc căng thẳng. Thành tích học tập tốt không phải là việc quan trọng nhất, mà sức khỏe tinh thần và tâm lý của trẻ mới là điều đáng quan tâm số 1.

Nếu bạn thấy rằng con bạn cần nghỉ ngơi, hãy cho chúng cơ hội sống chậm lại và lắng nghe chính mình.

8. Đi chân đất

10-hanh-dong-tuong-co-hai-nhung-cha-me-khon-ngoan-khong-nen-cam-con-lam

Việc trẻ đi chân trần có thể giúp kích thích các dây thần kinh ở lòng bàn chân. Ngoài ra, đối với trẻ từ 0-10 tuổi lòng bàn chân vẫn chưa định hình, tốt nhất là đi chân trần. Việc đi giày chỉ có tác dụng cho những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tránh gây tổn thương chân.

9. Tranh luận với người lớn

10-hanh-dong-tuong-co-hai-nhung-cha-me-khon-ngoan-khong-nen-cam-con-lam

Điều quan trọng là hãy cho trẻ biết rằng không phải người lớn nào cũng đúng và không phải tất cả những yêu cầu từ người lớn đều nên được vâng lời ngay lập tức. Đôi khi người lớn cũng cư xử thiếu lịch sự và công bằng. Bạn cần dạy trẻ học cách bảo vệ ý kiến của mình và biết được đâu ra là ranh giới trong khi tranh luận.

Nếu bạn cho rằng mình không thể kiểm soát được trẻ chỉ vì chúng bắt đầu cãi lại bạn nhiều hơn thì hãy nhớ rằng tranh luận là ‘chiến trường’ dành cho cả hai, chứ không phải chỉ cho riêng ai. Hãy cho trẻ thấy một ví dụ tích cực bằng cách biến cuộc tranh luận thành một sự dàn xếp.

10. Không vâng lời

10-hanh-dong-tuong-co-hai-nhung-cha-me-khon-ngoan-khong-nen-cam-con-lam

Một đứa trẻ quá vâng lời sẽ rất thiệt thòi trong cuộc sống, đứa trẻ này sẽ phát triển thành một người trưởng thành ngoan ngoãn, không có cơ hội tự đứng lên vì lợi ích của bản thân, cũng không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi và công bằng cho mình.

Người lớn không phải luôn đúng, và trẻ cũng có quan điểm riêng của mình, hãy tôn trọng và dành quyền quyết định cho trẻ nếu lập luận của chúng có cơ sở.

"Chúng tôi đồng ý rằng nuôi dạy những đứa trẻ không vâng lời là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng chúng thường phát triển thành những người trưởng thành tự tin, sẵn sàng hành động", các chuyên gia tâm lý trẻ em chia sẻ.

Theo GiaDinh